Phải dám nghĩ dám làm, hướng các hoạt động của công ty vào lợi ích chung, chú trọng đến quyền lợi của nhân viên, công nhân dướ

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Chiến Lược Marketing Quốc Tế của Tập Đoàn FORD MOTOR (Trang 68 - 70)

4. Nhận xét về thành công, thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm của FORD :

4.3.2. Phải dám nghĩ dám làm, hướng các hoạt động của công ty vào lợi ích chung, chú trọng đến quyền lợi của nhân viên, công nhân dướ

ích chung, chú trọng đến quyền lợi của nhân viên, công nhân dưới quyền.

Bài học này xuất phát từ những gì mà Henry Ford đã làm được trong quá khứ. Vào năm 1914, Henry Ford, một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất, nhà tư bản giàu có nhất, đã làm sững sờ cộng đồng kinh doanh Mỹ với lời tuyên bố rằng tất cả nhân viên của Ford Motor Company sẽ được trả lương gấp 2 lần so với mức lương của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào đồng thời rút thời gian làm việc từ 9 giờ xuống còn 8 giờ/ngày.

Điều gì đã khiến “nhà tư bản lớn nhất thế giới” thực hiện quyết định kỳ quặc này? Một số nhà quan sát tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội!” - trong khi một số kẻ khác thì thầm “Điên rồ!”. ‘‘Đam mê là một trong số ít những tài sản quý giá nhất của con người. Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết công việc mà anh ta theo đuổi. Nhưng nếu không đam mê, thì những thành công cũng chẳng còn mấy ý nghĩa.” Henry Ford đã nghĩ như vậy.

Theo Henry Ford, giá bán đúng không phải là giá khách hàng phải trả; lương trả đúng không phải là mức lương tối thiểu người thợ phải nhận để sống. Giá bán đúng phải là giá thấp nhất của một sản phẩm được bán ra thường xuyên. Lương trả đúng phải là tiền lương cao nhất có thể trả. Phương châm của ông là: Người chỉ huy một hãng công nghiệp tư nhân có đủ tự do theo đuổi mục đích riêng của mình nhưng không được quên rằng dù muốn hay không, anh ta phải mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng!

Và rồi với tư duy, chiến lược đúng đắn đó chỉ trong vòng 10 năm, Ford đã chi phối được thị trường ô tô Hoa Kỳ và Henry Ford đã trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ.

Ford đã sáng chế ra hệ thống đặc quyền để bán và dịch vụ ô tô. “Road men” của Ford trở thành một phần quen thuộc của người Mỹ bản địa. Vào năm 1912 có 7,000 người buôn bán xe Ford trên khắp nước. Cùng cách đó, ông đã phát triển một cơ sở hạ tầng máy móc tự động cùng với ô tô. Ông tham gia chiến dịch bảo tồn và phát triển các hệ thống đại lộ giữa các nước, hệ thống này đã trở thành sự thèm muốn của cả thế giới

Sức mạnh lớn của Ford là sản xuất theo quá trình - không theo phát minh. Chỉ riêng dây chuyền lắp đặt của công ty đã đưa cả cuộc Cách mạng công nghiệp của Mỹ đi vào guồng hoạt động hết công suất. Thay vì việc để nhiều công nhân lắp một chiếc ô tô hoàn hảo, những người bạn nối khố của Ford, những người làm nên cả một cỗ máy lớn từ Scotland, đã tổ chức thành những đội lần lượt thêm các bộ phận cho mỗi mẫu T khi nó được chuyển xuống dây chuyền. Năm 1914, dây chuyền sản xuất tự động đầu tiên của thế giới đã cho ra lò một chiếc xe bốn bánh sau mỗi 93 phút – một tốc độ kỉ lục!

Như vậy chúng ta đã thấy xuyên suốt cả phần là những thành công, thất bại và những bài học kinh nghiệm dáng nhớ của Ford, chúng ta hãy cùng chờ xem Ford sẽ làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại và điều gì sẽ xảy ra với Ford trong tương lai.

Lời Kết

Một doanh nghiệp muốn thành công phải có chiến lược marketing của riêng mình, đây được xem là điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia.

Trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc xây dựng chiến lược Marketing không còn là công việc xa lạ, mà nó ngày càng có vai trò rất quang trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào có chiến lược Marketing cũng thành công trong tương lai. Một chiến lược được lựa chọn là phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp các điều kiện môi trường bên ngoài với tình hình nội bộ bên trong và phù hợp với xu hướng dự báo trong tương lai. Xây dựng chiến lược chỉ là một trong những yếu tố thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Mà yếu tố chính quyết định sự thành công của một chiến lược là phụ thuộc nghệ thuật, tài năng của nhà lãnh đạo, sự vận dụng hợp lý các nguồn lực và linh động xử lý với hoàn cảnh môi trường biến đổi trong tương lai. Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp đó có chiến lược kinh doanh khả thi và có một lực lượng quản trị gia lãnh đạo linh hoạt, uyển chuyển trong mọi tình huống biến đổi của thị trường. Và Ford đã thực hiện được những điều đó.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Chiến Lược Marketing Quốc Tế của Tập Đoàn FORD MOTOR (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w