Thị trường Châu  u:

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Chiến Lược Marketing Quốc Tế của Tập Đoàn FORD MOTOR (Trang 30 - 34)

3.Chiến lược Marketing quốc tế của FORD

3.1.3 Thị trường Châu  u:

Châu Âu là thị trường tiêu thụ xe hơi thứ hai sau khu vực Bắc Mỹ. Như chúng ta đã biết, đa số các nước châu Âu (trừ Nga và một số nước Đông Âu khác) đã thống nhất và tạo lập nên một thị trường chung.Các nước trong thị trường chung

châu âu vốn dĩ đã có mối quan hệ giao hảo với Mỹ, cùng với chính sách cởi mở trong việc buôn bán mậu dịch nên tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Ford xâm nhập và phát triển trên thị trường này. Đầu tư vào châu Âu, Ford nhận thấy cái lợi trước mắt đó là trình độ lao động chất lượng cao tại đây, cùng với chính sách thông thoáng của chính phủ và hệ thống giao thông thông suốt, hiện đại. Hơn nữa đa số người dân ở đây đều có mức sống cao với thu nhập bình quân cao vì đa phần là các nước phát triển, dân số vào khoảng 731 triệu (đứng thứ 3 thế giới). Châu Âu hiện có tới 5 trên 8 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Chính vì vậy mà thị trường ô tô ở đây chịu sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều hãng xe. Ford phải gặp các đối thủ rất mạnh như Mercedes, VW của Đức, Renault của Pháp hay Fiat của Ytalia…

(nguồn : tạp chí FORD châu Âu số tháng 3/09, tại www.at.ford.com)

Có thể nói thị trường xe hơi châu Âu giống như 1 chiếc bánh gatô bị xé nhỏ thành nhiều mảnh. Hiện tại chiếc bánh này đang được chiếm được ưu thế bởi Volkswagen, với thị phần năm 2008 là 18.8 % và doanh số khoảng 3 triệu chiếc. Các nhà sản xuất PSA (Citroen, Peugeot) từ Pháp và từ Mỹ Ford (Ford, Volvo) đạt được thị phần tương ứng là 13.5% và 10% (theo autonet.com.vn)

Trong tháng 3/09, so với cùng kỳ năm 2008, tại Đức doanh số bán ô tô tăng 39,9% do chính phủ nước này đưa ra kế hoạch hỗ trợ người tiêu dùng “đổi xe cũ-mua xe mới”. Các sáng kiến tương tự cũng được thực hiện tại Pháp và Italia, đẩy doanh số bán tăng đáng kể. Tuy nhiên, doanh số bán tại Anh và Tây Ban Nha lại sụt giảm mạnh, với mức tương ứng 30,5% và 38,7%. Ngoài ra, tính trong cả quý I/09, doanh số bán ô tô tại châu Âu giảm 17,2% so với quý I/08. Thị trường châu Âu hiện nay đang mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho các nhà sản xuất xe hơi. Sự tác động của suy thoái kinh tế đã khiến nhu cầu của người dân không chỉ riêng châu Âu và trên toàn cầu hướng tới dòng xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu. Có thể nhận thấy qua con số 3,4 triệu chiếc xe mới được bán trong quý I năm 2009. Mặc dù giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lượng xe nhỏ có xu hướng tăng trong khi đó xe cỡ lớn giảm nhanh chóng.

Về thị hiếu tiêu dùng xe tại châu Âu, người tiêu dùng châu Âu vốn dĩ rất khó tính. Trái ngược với phong cách sử dụng xe của người Mỹ, người dân châu âu chọn lựa xe theo tiêu chí là nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Do vậy tại thị trường này, các dòng xe sử dụng động cơ Diesel được tiêu thụ rất mạnh, chiếm hơn 50% doanh số so với xe sử dụng động cơ xăng. Lý do là xe dùng động cơ Diesel tiết kiệm nhiên liệu trung bình từ 25% đến 40% so với động cơ xăng. Một xu hướng nữa trong việc chọn lựa xe của người châu Âu đó là họ thích những chiếc xe trang bị kỹ thuật hiện đại và mang dáng vẻ thể thao. Điều này lý giải vì sao mà các hãng xe thể thao nổi tiếng đều xuất xứ từ vùng đất này. Vd như Ferrari hay BMW…

Hiện nay thị trường xe hơi châu Âu vẫn còn đang phát triển rất mạnh. Những năm gần đây nổi lên 1 số thị trường, điển hình nhất là Nga.

Theo một dự báo của R. L. Polk & Co., Nga sẽ trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất châu Âu từ năm 2010. Năm 2007, con số xe hơi mới đăng ký đã đạt 2,35 triệu chiếc, lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 triệu. Với con số ấn tượng đó, Nga đã đứng vị trí thứ 4 tại châu Âu, sau Đức, Ý và Vương Quốc Anh. Năm 2002, nước Nga chỉ tiêu thụ khoảng 1 triêu chiếc xe, và trong 5 năm gần đây nhu cầu trên thị trường này không ngừng tăng với tốc độ khoảng 140%. Theo dự báo, mức tăng trưởng trong vài năm tới còn mạnh mẽ hơn nữa, đẩy con số xe tiêu thụ lên khoảng 3,7 triệu chiếc một năm vào năm 2010 – một con số vượt lên so với mức tiêu thụ tại tất cả các quốc gia châu Âu khác hiện tại. Nắm bắt được tình hình đó, Ford đã rất nhanh nhạy khi trở thành hãng xe nước ngoài đầu tiên mở nhà máy lắp ráp tại Nga và vào ngày 16/7/2007, Ford đã khai trương đại lý lớn nhất châu Âu tại Moscow.

Hiện nay tại thị trường châu Âu nói chung, Ford vẫn theo đuổi chiến lược tập trung sản phẩm vào phân khúc xe trung lưu, tiết kiệm nhiên liệu. Ví dụ như các mẫu Ford Focus, Ford Fiesta hay dòng xe SUV cỡ nhỏ Ford Kuga.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Chiến Lược Marketing Quốc Tế của Tập Đoàn FORD MOTOR (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w