Cấu hình mạng truyền dẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mạng viễn thông tích hợp ISDN (Trang 57 - 59)

d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện

4.2.2. Cấu hình mạng truyền dẫn

4.2.2.1. Các yêu cầu về cấu hình đối với mạng truyền dẫn

Các tuyến truyền dẫn đấu nối giữa các tổng đài có thể có nhiều dạng vật lý. Tuy nhiên, chúng phải có cấu hình mạng thỏa mãn các điều kiện về chất lượng truyền dẫn, hiệu quả kinh tế, độ tin cậy,…

4.2.2.2. Hiệu quả kinh tế

Trong một mạng truyền dẫn, mỗi kênh phải hoạt động trong một đơn vị có định tùy theo cổng ghép kênh của mạng. Khi các kênh được kết hợp nhóm và tuyến truyền dẫn được xây dựng ở dạng rộng, có thể thực hiện hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn trong từng bộ phận truyền dẫn, tổng độ dài của tuyến có thể được làm giảm đi với hiệu

58

quả kinh tế cao. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng độ dài của kênh cũng như số bộ ghép, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm.

Một kênh có thể có nhiều trạm lặp trên tuyến vật lý của nó. Một vấn đề quan trọng trong cấu hình mạng truyền dẫn là: tại mỗi chặng ghép kênh, mỗi nhóm kênh nên được tách ra và kết hợp trong những trạm lặp như vậy theo đó thiết bị có thể được chia sẻ với các nhóm kênh khác đấu nối với chúng. Nếu các kênh đấu nối giữa các cơ quan không bị tách ra và tái hợp trong các trạm lặp thì không yêu cầu có thiết bị ghép kênh. Nhưng khi đó hiệu quả của kênh giảm, do vậy tăng chi phí truyền dẫn. Ngược lại, nếu một nhóm kênh được tách ra và kết hợp lại trong trạm lặp, thì đường truyền dẫn có thể chia sẻ với các nhóm kênh khác và hiệu quả của kênh tăng lên, do vậy chi phí ghép kênh tăng lên.

Do vậy, dung lượng truyền dẫn và các đơn vị tạo nhóm kênh tối ưu nhất phải được lựa chọn bằng cách xem xét cân nhắc giữa chi phí ghép kênh và chi phí tuyến truyền dẫn để có được một mạng truyền dẫn kinh tế.

4.2.2.3. Độ tin cậy

Độ ổn định chất lượng phải được giữ ở mức thích hợp mà theo đó chỉ cho phép tỷ lệ lỗi nhất định đối với các thiết bị mạng lưới.

Đối với đường truyền dẫn, các bộ phận của nó phải có độ tin cậy cao, cấu hình mạng lưới được thiết kế có xem xét đến độ tin cậy với chất lượng ổn định. Thông thường một cấu hình mạng phải được thực hiện bằng cách phân chia thiết bị và cung cấp thiết bị dự phòng đủ theo khả năng đầu tư cho phép.

4.2.2.4. Chất lƣợng truyền dẫn

Các yếu tố tác động đến chất lượng truyền dẫn trong mạng truyền dẫn là tổn thất đường truyền, suy giảm suy hao, tạp âm, giao thoa gần, tiếng vọng, lỗi,… Các yếu tố này trực tiếp lien quan đến khoảng cách truyền dẫn cực đại, số tuyến đấu nối, hệ thống truyền dẫn sử dụng.

4.2.2.5. Cấu hình mạng đơn giản

Một mạng truyền dẫn với các tuyến nối phức tạp hoặc cấu hình thiết bị phức tạp có những vấn đề sau đây:

(a)Khó thực hiện được quy hoạch dài hạn, không có khả năng giảm được các hoạt động thiết kế mạng.

(b)Về khía cạnh chất lượng thong tin, có một số nhược điểm về tính tin cậy và chất lượng truyền dẫn.

(c)Khó quản lý mạng bởi vì không thể biết chắc được mỗi kênh nằm tại các vị trí trên tuyến truyền dẫn.

Do chi phí cáp sợi quang giảm nhiều và nếu hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn được sử dụng trong thực tế, khoảng cách chiểm tỷ lệ chi phí lớn trên đường truyền

59

giảm nhiều. Kết quả có thể xây dựng được một mạng truyền dẫn đường dài đơn giản. Một mạng như vậy có cấu hình thiết bị được đơn giản hóa bằng cách bó trong nhóm lớn và như vậy dung lượng sẽ lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng mạng viễn thông tích hợp ISDN (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)