Trong những phân tích trên yếu tố áp suất tạo ra bởi rô to (khi rô to đ−ợc xét nh− một máy quạt ly tâm) ch−a đ−ợc xét tới, thêm vào đó là thành phần áp âm tạo ra bởi quạt thu bột. Do đó, dù có sự cải tiến (tạo buồng xoáy chống sự hình thành lớp vật liệu trong buồng nghiền) nh−ng một phần hạt do tác động của áp suất vẫn bị ép trên bề mặt sàng, cản trở phần nào sự thoát ra của hạt đủ kích th−ớc. Vì vậy, ng−ời ta đã đ−a thêm vào một giải pháp nhằm khắc phục hiện t−ợng đó. Trong mẫu máy đ−ợc khảo sát (XGFS) có một cơ cấu lệch tâm gây rung c−ỡng bức cho sàng.
Khi trục lệch tâm quay thì trọng l−ợng phần lệch tâm sẽ sinh ra lực ly tâm quán tính. Lực quán tính này tác dụng vào khung sàng và làm cho mặt sàng đ−ợc rung theo tần số rung, việc rung của mặt sàng làm cho hạt chuyển động ra xa mặt sàng. Do độ cứng nén và uốn của lò xo đỡ khung sàng khác nhau, nên lực khi tác dụng sẽ có những chuyển vị khác nhau theo hai dao động vạch nên một quỹ đạo elíp. Khi có rung c−ỡng bức các hạt vật liệu bị ép trên sàng sẽ bị xáo động, có tác dụng nh− một sàng rung, điều đó giúp cho sản phẩm thoát khỏi sàng dễ dàng hơn.
Mặt khác, ng−ời ta đã chứng minh đ−ợc rằng độ nhỏ của hạt khi nghiền phụ thuộc vào khe hở búa - mặt sàng. Qua thực nghiệm, ta thấy rằng khe hở càng lớn độ nhỏ của hạt càng kém đi, mức năng l−ợng tiêu hao càng tăng do khả năng va đập giảm. [17]
Khe hở giữa sàng và búa là thông số quan trọng của thiết kế công thức khảo nghiệm th−ờng tính.[7]
∆R = (1,5 ữ 2)d (3-2)
∆R - Khoảng cách từ mặt sàng đến đầu búa, (mm). d - Đ−ờng kính hạt của vật liệu, (mm).
Do vật liệu nghiền không giống nhau: mỗi loại vật liệu có đ−ờng kính hạt d khác nhau nên không thể cố định đ−ợc ∆R. Do đó nếu ∆R quá lớn nếu không điền đầy vật liệu sẽ giảm hiệu suất nghiền gây tắc sàng, ảnh h−ởng đến mối quan hệ của vành vật liệu với lỗ sàng và khe hở đầu búa.
+ Việc lắp sàng rung rất thích hợp cho việc điều chỉnh khe hở của sàng với búa, thích ứng cho việc nghiền nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
+ Khi có thiết bị rung lớp bột mịn chui qua lỗ sàng còn vật liệu thô thì bị bắn ng−ợc trở lại nhập vào vành vật liệu và bị nghiền lại lần nữa, rồi vành vật liệu thô lại bị tách mịn giữ lại phần thô, tách phần mịn qua sàng. Cứ nh− vậy hiệu suất nghiền sẽ tăng lên.
Nếu có hút gió bổ trợ sẽ làm tăng 15 ữ 30% [7] hiệu suất máy cứ 6,45cm2 (tức là 1 inch2) cần 2,12 ữ 2,54 m3/h với áp suất P là 0,5 ữ 1,27kPa. Khi có sự ngăn cản của vành vật liệu thì l−ợng gió hút nhiều lên làm hiệu suất nghiền giảm. Nếu áp suất gió hút cao sẽ tạo ra bít mặt sàng suy ra vật liệu không thoát đ−ợc. Khi khung sàng đ−ợc dao động c−ỡng bức mặt sàng sẽ rung lắc, vật liệu sẽ đ−ợc nhảy đàn hồi ở bề mặt sàng, do đó có thể tăng đ−ợc l−ợng gió hút bổ trợ, tăng đ−ợc năng suất nghiền.