5.1. Kết luận
1. Thành phần bệnh hại trên cà phê chè tại huyện A L−ới, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 - 2006 gồm 14 loại bệnh hại, trong đó có 10 loại bệnh hại do nấm, 4 loại bệnh hại rễ do tổ hợp nấm kết hợp với tuyến trùng. Mức độ gây hại của chúng khác nhau tuỳ theo thời kỳ sinh tr−ởng, phát triển của cây cà phê.
2. Bệnh nấm hồng xuất hiện và gây hại quanh năm trên các v−ờn trồng cà phê. Tuy nhiên, mức độ phát sinh phát triển của bệnh thay đổi theo các tháng trong năm. Bệnh gây hại nặng từ tháng 6 và tăng dần theo các tháng cuối năm. 3. Cây che bóng ảnh h−ởng lớn đến sự phát sinh, phát triển của bệnh. Khi không có cây che bóng, đai rừng đj tạo tiểu khí hậu cho bệnh phát triển. Đặc
biệt, trên các giống thấp cây, có tán lóng chặt nh− TN1 và Catimor. Và trên
các tầng cành giữa (từ 70 - 140cm tính từ mặt đất) bệnh đj phát sinh và gây hại nặng tại địa bàn A l−ới.
4. Bệnh nấm hồng phát sinh, phát triển phù hợp tại các địa hình ven bìa
rừng, có độ dốc >200. Bón phân hoá học không cân đối, không đ−ợc tạo hình,
tạo tán tốt.Đặc biệt, bệnh phát triển và gây hại nặng trên cà phê kiến thiết cơ bản 3 và những v−ờn cà phê năm đầu cho thu hoạch.
5. Khi sử dụng thuốc Anvil 5EC, Tilt 250EC phòng trừ bệnh nấm hồng thì dùng nồng độ (0,1%), thuốc Validacin 3DD, Vicarben 50HP dùng nồng độ (0,3%) cho hiệu quả kinh tế cao hơn các nồng độ thuốc khác.
6. Cả 4 loại thuốc hoá học đều có hiệu lực phòng trừ bệnh nấm hồng. Tuy nhiên, công thức thuốc Validacin 3DD (0,3%) có hiệu lực cao nhất. Sau đó đến Tilt 250EC (0,1%), Anvil 5SC 0,1%, thấp nhất là công thức thuốc Vicarben 50HP (0,3%).
5.2. Đề nghị
1. Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lý của bệnh nấm
hồng (Corticium salmonicolor).
2. Cần có các nghiên cứu về các loài nấm ký sinh, đối kháng của nấm
hồng (Corticium salmonicolor), từ đó tìm ra các biện pháp phòng trừ tổng hợp