0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄN VI KHUẪN ĐỐI VỚI THỊT LỢN SỮA,LƠN CHOAI XUẤT KHẨU,THỊT GIA SÚC TIÊU THỤ NỘI ĐỊA TẠI MỘT SỐ CƠ SỠ GIẾT MỔ Ở HẢI PHÒNG – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 106 -109 )

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu và thảo luận về thực trạng hoạt động, tình hình vệ sinh cơ sở giết mổ và một số chỉ tiêu nhiễm khuẩn của thịt gia súc tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đối với cơ sở giết mổ xuất khẩu

1.1. Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện nhà x−ởng, môi tr−ờng sản xuất, nguồn n−ớc sử dụng, quy trình và điều kiện vệ sinh trong quá trình giết mổ.

1.2. Thịt lợn sữa, lợn choai xuất khẩu nhìn chung đảm bảo chất l−ợng

vệ sinh. Các chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí, Clostridium perfringens trong

1 gram thịt đều đáp ứng TCVN 7046 - 2002. Tất cả 75/75 mẫu thịt lợn xuất

khẩu không phát hiện thấy sự có mặt của Samonella trong 25 gram thịt. Tuy

nhiên vẫn còn tỷ lệ nhất định 4% số mẫu ch−a đạt chỉ tiêu Coliforms, 1,33%

mẫu ch−a đạt chỉ số E. coli, 2,7% số mẫu ch−a đạt chỉ số Sta. aureus.

2. Các cơ sở giết mổ tiêu thụ nội địa

Thực trạng hoạt động giết mổ của các cơ sở giết mổ tiêu thụ nội địa còn nhiều vấn đề cần đ−ợc quan tâm nh− sau:

2.1. Số l−ợng điểm giết mổ toàn thành phố hiện nay là quá nhiều. Các cơ sở giết mổ hầu hết là điểm giết mổ nhỏ lẻ, phát triển mang tính tự phát, phân bố xen kẽ trong khu vực dân c−, ngõ phố nhỏ không theo tiêu chuẩn quy định và sự quản lý quy hoạch nhà n−ớc. Điều kiện giết mổ không đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi tr−ờng và nguy cơ phát sinh nhiều dịch bệnh.

2.2. Diện tích các điểm giết mổ quá nhỏ hẹp. Hầu hết điểm giết mổ có

diện tích từ 30 - 50m2, các công đoạn giết mổ không đ−ợc phân tách, quá trình

giết mổ thực hiện trên sàn, nền nhà, làm thịt và các sản phẩm dễ bị ô nhiễm bẩn và vi sinh vật.

2.3. Điều kiện trang thiết bị dụng cụ giết mổ của các cơ sở giết mổ tiêu thụ nội địa đơn giản chỉ là dao, xô chậu quá trình sử dụng không hợp vệ sinh. Đa số các cơ sở giết mổ không đăng ký kinh doanh với chính quyền (448/603, tỷ lệ 74,30%); số cơ sở chấp hành sự kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y còn thấp (139/603, tỷ lệ 23%). Điều này cho thấy phần lớn thịt tiêu thụ trên thị tr−ờng không đ−ợc kiểm soát giết mổ ảnh h−ởng đến sức khoẻ ng−ời tiêu dùng và khả năng lây lan nhiều dịch bệnh động vật.

2.4. Nguồn n−ớc giếng do không đ−ợc lọc, khử trùng, quá trình sử dụng không hợp vệ sinh dẫn đến bị ô nhiễm. Đặc biệt chỉ có 13.33% số mẫu n−ớc

giếng khoan đạt chỉ tiêu E. coli; 23,33% đạt chỉ tiêu Clostridium perfringens.

Nguồn n−ớc máy chứa trong các bể do sử dụng không đảm bảo vệ sinh, nhiều mẫu không đạt yêu cầu.

2.5. Không khí tại các cơ sở giết mổ lợn tiêu thụ nội địa có 45,83% mẫu đạt yêu cầu về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí, cơ sở giết mổ bò chỉ có 37,5% mẫu đạt tiêu chuẩn.

2.6. Tình hình nhiễm khuẩn thịt lợn sau giết mổ: số mẫu đạt yêu cầu chỉ

tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí là 55,60%, Coliforms 38,90%, E. coli 47,22%,

Salmonella 86,11%, Sta. aureus 47,20%, Cl. perfringens 94,44%. Tổng hợp kết quả khảo sát các chỉ tiêu có 25% số mẫu thịt lợn tiêu thụ nội địa đáp ứng yêu cầu so với tiêu chuẩn quy định.

Kết quả kiểm tra số mẫu thịt bò đạt yêu cầu các chỉ tiêu: tổng số vi

90,0%, Sta. aureus 53,30%, Cl. perfringens 96,67%. Tổng hợp chung các chỉ tiêu có 36,67% số mẫu thịt bò đạt chỉ tiêu so với tiêu chuẩn cho phép.

5.2. Đề nghị

Vì điều kiện kinh phí thí nghiệm và thời gian thực tập có hạn, kết quả nghiên cứu của đề tài còn nhiều hạn chế. Do vậy chúng tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu một số lĩnh vực nh− sau:

1. Nghiên cứu độc lực vi khuẩn, khả năng gây bệnh, xác định serotyp vi

khuẩn Salmonella đ2 phân lập từ mẫu kiểm tra. Phân lập và nghiên cứu khả

năng gây ngộ độc do vi khuẩn E. coli 0157: H7 trong thịt bò.

2. Đánh giá các nguồn lây nhiễm vi khuẩn vào thịt từ dụng cụ, quần áo bảo hộ, tay ng−ời tham gia giết mổ.

3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu lý hoá nguồn nuớc sử dụng; tình trạng ô nhiễm nguồn n−ớc thải tại các lò mổ, điểm giết mổ.

4. Ngoài mối đe dọa ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật cần nghiên cứu thêm về tồn d− thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hoóc môn trong thịt và sản phẩm thịt.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄN VI KHUẪN ĐỐI VỚI THỊT LỢN SỮA,LƠN CHOAI XUẤT KHẨU,THỊT GIA SÚC TIÊU THỤ NỘI ĐỊA TẠI MỘT SỐ CƠ SỠ GIẾT MỔ Ở HẢI PHÒNG – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 106 -109 )

×