Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của xí nghiệp thương mại mặt đất tân sơn nhất đến năm 2015 (Trang 34 - 35)

Kinh tế Việt nam trong thời gian qua có sự tăng trưởng tốt, mức tăng trưởng GDP qua các năm như sau: Năm 2000 là 6,75%, năm 2001 là 6,8%, năm 2002 là 7,04%, năm 2003 là 7,24% ,năm 2004 là 7,4% ,năm 2005 là 8,4%, năm 2006 là 8,2% dự kiến mức tăng trưởng bình quân đạt 7,5 đến 8% trong những năm tiếp theo.

Việt nam đã có nhiều chính sách đổi mới mạnh mẽ tạo thuận lợi cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế.

Việt nam đã từng bước thực hiện chương trình kích cầu đầu tư thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, các vùng trọng điểm kinh tế. Thay đổi chính sách đầu tư hướng đến tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, đưa ra nhiếu cam kết làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư trong và ngoài nước, nhiều biện pháp áp dụng mạnh mẽ giảm thời gian thẩm định dự án cũng như cấp giấp phép đầu tư cho doanh nghiệp, Với những nỗ lực không mệt mỏi, Việt Nam đã tạo điều kiện tốt cho các loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động phát triển kinh tếđất nước.

Sự trỗi dậy của kinh tế khu vực Đông Nam Á và kinh tế Việt nam sau thời kỳ

khủng hoảng kinh tế 1997-1998 là sự trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2003, Việt nam thu hút được 1,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, năm 2004, Việt Nam thu hút được hơn 1,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Năm 2005, Việt Nam tăng cường mở cửa đón các nhà đầu tư và thúc đẩy tự do hoá thương mại ước tính có tới 5,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2006 thu hút được trên 9,9 tỷ USD, tốc độ thu hút đầu tư vẫn sẽ tiếp tục gia tăng.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An) chiếm 58,2% tổng vốn

Đầu tư nước ngoài đăng ký và 49,6% vốn thực hiện của cả nước.Về mặt thương mại, dịch vụ, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng

định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của xí nghiệp thương mại mặt đất tân sơn nhất đến năm 2015 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)