Ma trận QSPM là công cụ cho phép các nhà chiến lược đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã xác định. Việc thiết lập ma trận QSPM cần theo 6 bước sau đây:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe doạ bên ngoài và các điểm mạnh yếu bên trong ở cột bên trái, các thông tin này được lấy từ ma trận EFE và IFE. Nên lấy tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.
Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sự phân loại này tương tự như trong ma trận EFE và IFE.
Bước 3: Nghiên cứu các ma trận và xác định các chiến lược có thể thay thế
đầu tiên của ma trận QSPM. Tập hợp các chiến lược này thành các nhóm riêng biệt nếu có thể.
Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn, đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế.
Bước 5: Tính tổng sốđiểm hấp dẫn bằng việc nhân sốđiểm phân loại (bước 2) với sốđiểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. Tổng sốđiểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn (chỉ xét về yếu tố thành công quan trọng bên cạnh).
Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Cộng tổng điểm hấp dẫn biểu thị chiến lược nào hấp dẫn nhất trong mỗi nhóm chiến lược có khả năng thay thế.
Bảng 1.4 Ma trận QSPM
Các chiến lược trong nhóm chiến lược có thể thay thế
Chiến lược 1 Chiến lược 2 chiến lược 3 Các Yếu tố Phân loại A S T A S A S T AS A S T A S Cơ sở của số điểm hấp dẫn
Các Yếu tố Bên trong
Liệt kê các điểm mạnh yếu của doanh nghiệp
Các yếu tố bên ngoài
Liệt kê các cơ hội và nguy cơ
bên ngoài
Cộng tổng sốđiểm hấp dẫn
(AS- Sốđiểm hấp dẫn, TAS- Tổng sốđiểm hấp dẫn)
Tóm tắt chương 1
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Quá trình quản trị
chiến lược là một quá trình thường xuyên, liên tục và bởi sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp nhằm hướng mọi nỗ lực và nguồn lực, tạo nên sức mạnh cộng hưởng cho việc thực hiện chiến lược là yêu cầu cần thiết cho thành công của doanh nghiệp.
Để có thể có một chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, nhà quản trị cần phân tích môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài nhằm tìm ra những cơ hội, đe doạ, các điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức. Qua đó tận dụng và phát huy các điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong việc khai thác cơ hội và né tránh những đe doạ của môi trường, chiến lược đưa ra cần phải dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, nhưng phải mang tính thực tiễn và cụ thể, đóng vai trò
định hướng cho các bộ phận chức năng, được các thành viên trong doanh nghiệp thấu hiểu, đồng cảm và chuyển thành kế hoạch hành động cụ thể của bộ phận trong khối đoàn kết vì mục tiêu chung của tổ chức.
Định hướng chiến lược là hết sức cần thiết đối với một doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy, doanh nghiệp phải xây dựng định hướng chiến lược, và chỉ với định hướng chiến lược phù hợp mới có thể giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc trong điều kiện nguồn lực luôn có giới hạn.