L Ờ I NÓI ĐẦ U
3.1.3.2. Tham s ố
Bây giờ ta hãy xét đến tính cơ động của từng phương pháp. Đối với phương pháp dựa trên hệ luật, mỗi khi có sự thay đổi về môi trường làm việc, thay đổi vềđối tượng
tác động (như thay đổi ngôn ngữ trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên) thì hệ thống luật cần phải được xây dựng lại.
Ngược lại, đối với phương pháp dựa trên nguyên tắc, cũng bởi vì nó là những quy tắc có tính khái quát nên nó có tính cơ động rất cao. Khi có sự thay đổi thì những nguyên tắc trên hầu như không thay đổi mà chỉ cần thay đổi những tham số cho các nguyên tắc này.
Một ví dụ về nguyên tắc Xbar .
Nguyên tắc này phát quy định về trật tự của từ chính (head-word) trong một ngữ. Trong tiếng Anh, một ngữđộng từ thường có head-word nằm ở vị trí đầu tiên, một giới từ sẽ nằm ở vị trí đầu tiên trong ngữ giới từ. Như vậy, khi phân tích câu tiếng Anh, tham số về trật tự trong nguyên tắc này được thiết lập là function-argument. Ngược lại,
đối với tiếng Nhật và tiếng Đức, tham số này sẽđược thiết lập là argument-function. Như vậy, nội dung của nguyên tắc không thay đổi. Thay thế những tham số khác nhau cho các nguyên tắc này, chúng ta có thể định nghĩa được những biến đổi theo từng địa phương của ngôn ngữ và ngay cả trên các ngôn ngữ khác.