2. Tổng quan tài liệu
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong n − ớc
năm 60, chúng có đặc điểm là tầm vóc, tăng trọng nhanh và có khả năng cho năng suất cao.
Việc sử dụng chủ yếu của Đại Bạch và Landrace từ tr−ớc tới nay là dụng chúng trong công tác lai đực ngoại và cái nội ở đực ngoại và cái lai để sản xuất con lai nuôi thịt. Do vậy việc nhân giống thuần chủng hai giống lợn Đại Bạch và Landrace là việc cần thiết, một mặt nhằm cung cấp đực giống cho công tác lai giữa lợn đực ngoại và cái nội, mặt khác còn cung cấp đực và cái giống để sản xuất lợn lai (ngoại x ngoại) nuôi thịt hoặc sản xuất lợn nuôi thịt thuần chủng. Chính vì vậy cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về các giống lợn ngoại nh− Đại Bạch và Landrace, năm 1969 - 1979 Viện chăn nuôi đã nghiên cứu để xác định khả năng tăng trọng của lợn Đại Bạch.
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trọng của lợn Đại Bạch
Tháng tuổi Đực: Khối l−ợng (kg) Cái: Khối l−ợng (kg)
2 13 13 4 34 30 6 51 51 8 104 102 10 126 121 12 180 166 18 215 190 30 - 35 220 195 36 230 202 Nh− vậy, ở lợn 10 tháng tuổi có khối l−ợng 104 kg ở con đực; 102 kg ở
con cái, ở giai đoạn 30 - 36tháng tuổi lợn hầu nh− không phát triển về thể vóc, sự tăng trọng giảm mạnh ở 36 tháng tuổi đạt 230kg trên con đực và 2020 kg trên con cái.
Lê Thanh hải (1984) [10] đã theo dõi trên lợn Đại Bạch tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Bình Thắng, kết quả cho thấy khả năng
tăng khối l−ợng và sinh sản nh− sau: Tăng khối l−ợng trong thời gian kiểm tra đạt 523,84 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 3,65kg thức ăn hỗn hợp/1 kg tăng trọng, khối l−ợng sơ sinh bình quân là 1,41 kg/con và khối l−ợng cai sữa bình quân là 8,60 kg/con. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu nh− độ dày mỡ l−ng là 2,71cm, tỷ lệ nạc là 52,85%.
Lê Thanh Hải (1992) [12] khi nghiên cứu về tốc độ sinh tr−ởng của đàn lợn nái hậu bị Yorkshire đ−ợc nuôi tại các nông hộ ở các tỉnh phía nam có kết quả sau:
Bảng 2.6. Khối l−ợng qua các tháng tuổi (kg)
Tháng tuổi 4 6 8
Năm 1978 30 51 75
Năm 1985 30,3 60,3 78
Năm 1989 32,3 61,3 94,3
Đặng Vũ Bình (1992) [2] đã thông báo về khả năng sinh sản của cả hai giống Large White và Landrace. Kết quả đ−ợc trình bày nh− sau:
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu sinh sản ở nái Yorkshire và Landrace
Chỉ tiêu Yorkshire (X±mx) Landrace (X±mx) Số con sơ sinh (con/ổ) 9,33 ± 00,01 8,61 ± 0,15 Số con để nuôi (con/ổ) 8,75 ± 0,07 7,95 ± 0,11 Số con ở 60 ngày (con/ổ) 7,62 ± 0,07 6,93 ± 0,09 Khối l−ợng sơ sinh/con (kg) 1,28 ± 0,01 1,41 ± 0,02 Khối l−ợng ở 60 ngày/con (kg) 10,55 ± 0,12 10,71 ± 0,16