Kết luận của Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nước dâng do bão có tính đến ảnh hưởng của sóng và áp dụng cho khu vực ven biển hải phòng (Trang 73 - 74)

6. Cấu trúc của luận án

2.7. Kết luận của Chương 2

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về biến động mực nước trong bão, Chương 2 đưa ra một quy trình tính mực nước cực trị trong bão dựa trên các hợp phần tạo nên nó như nước dâng do bão, thủy triều và nước dâng do sóng.

Bộ công cụ tính toán trong quy trình là các mô hình, công thức thực nghiệm đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm:

- Mô hình tính toán trường gió và trường áp trong bão dựa trên công thức của Boose và nnk (1994) trên cơ sở phân tích và tổng hợp các lực để mô phỏng và tính toán phân bố trường gió trong bão;

- Mô hình mô phỏng hoàn lưu ven bờ và nước dâng do bão là mô hình ADCIRC của Hoa Kỳ với phương pháp phần tử hữu hạn, lưới phi cấu trúc có tính linh hoạt cao, rất phù hợp để áp dụng cho các khu vực cửa sông ven biển có địa hình nông và đường bờ phức tạp như khu vực Thành phố Hải Phòng;

- Mô hình mô phỏng sóng trong bão là mô hình WAM mô phỏng sóng ngoài khơi và mô hình SWAN của Hà Lan mô phỏng sóng ven bờ dựa trên nguyên tắc các sóng được mô tả bằng phổ mật độ của tác động sóng hai chiều;

- Công thức tính nước dâng sóng trong bão cho các điểm ven bờ dựa trên công thức thực nghiệm của Hanslow và Nielson (1993).

Việc áp dụng các mô hình, công thức tính toán trong quy trình được kiểm nghiệm cho điều kiện thực tế tại khu vực ven biển Hải Phòng và được trình bày trong Chương 3.

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ NƯỚC DÂNG DO BÃO CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG CHO KHU VỰC VEN BIỂN HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nước dâng do bão có tính đến ảnh hưởng của sóng và áp dụng cho khu vực ven biển hải phòng (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)