Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Luận văn đặc điểm của SARCOCYSTIS ký sinh ở trâu, bò trong các lò mổ ở hà nội (Trang 61 - 63)

- Hình bầu dục, hình trụ thon dài, màu trắng đục hoặc trắng sữa.

5.Kết luận và đề nghị

5.1. Kết luận

1. Trâu, bò đ−ợc giết mổ tại các lò mổ thuộc Hà Nội đều có tỷ lệ nhiễm

Sarcocystis khá cao, trâu bò ở lò mổ Đông Anh (Hải Bối) có tỷ lệ nhiễm cao

nhất (trâu nhiễm 57,53%, bò nhiễm 36,61%), kế đến là ở lò mổ Sóc Sơn (Trung Giã) (trâu nhiễm 52,70%, bò nhiễm 33,33%). ở lò mổ Mai Động (Hai Bà Tr−ng) trâu nhiễm 44,64%, bò nhiễm 21,62%. ở lò mổ Gia Lâm (Kim Sơn) trâu nhiễm 31,81%, bò nhiễm 17,85%.

2. Trâu, bò đ−ợc nuôi ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang có tỷ lệ nhiễm Sarcocystis cao nhất (trâu bị nhiễm từ 50,00% đến 62,66%, bò bị nhiễm từ 37,03% đến 41,66%). Trâu, bò thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội có tỷ lệ nhiễm Sarcocystis thấp hơn (trâu bị nhiễm từ 31,81% đến 38,88%, bò bị nhiễm từ 16,66% đến 21,53%).

3. Theo chiều tăng của địa hình từ vùng đồng bằng lên miền núi, tỷ lệ nhiễm Sarcocystis của trâu cũng tăng từ 32,14% đến 57,29%, của bò tăng từ 16,85 đến 39,28%.

4. Trong quá trình nuôi d−ỡng, tỷ lệ nhiễm Sarcocystis ở trâu cũng tăng theo tuổi từ 21,62% (ở trâu < 2 năm) đến 64,66% (ở trâu > 5 năm). ở bò cũng tăng theo tuổi từ 12,24% (ở bò < 2 năm) đến 43,47% (ở bò >5 năm).

5. Nơi ký sinh của Sarcocystis

- Trong cơ thể trâu ký sinh nhiều nhất ở cơ thực quản (100%), cơ đùi (51,61%), cơ l−ỡi (34,19%), cơ hoành (29,67%).

- Trong cơ thể bò ký sinh nhiều nhất ở cơ thực quản (87,50%), cơ l−ỡi (35,41%), cơ đùi (32,29%), cơ hoành (23,95%).

6. Trâu, bò th−ờng bị nhiễm 4 loài Sarcocystis, trong đó: Trâu nhiễm: S. fusiformis (86,00%), S. levinei(68,00%).

Bò nhiễm: S. cruzi(92,00%), S. hirsuta(70,00%).

7. Hai loài nhục bào tử trùng Sarcocystis cruzi và Sarcocystis levinei có vật chủ cuối cùng là chó, còn Sarcocystis fusiformis và Sarcocystis hirsuta có

vật chủ cuối cùng là mèo.

8. Chó nuôi gần các lò mổ Hà Nội đều bị nhiễm Sarcocystis, tỷ lệ nhiễm từ 16,00% đến 28,12%.

9. Thuốc Hancoc dùng với liều 0,15ml/kg P/ngày, liệu trình 3 ngày liên tục có hiệu lực tốt với Sarcocystis ở chó, mèo.

5.2. Đề nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu thêm những đặc điểm dịch tễ học để xây dựng quy trình phòng bệnh nhục bào tử trùng có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn đặc điểm của SARCOCYSTIS ký sinh ở trâu, bò trong các lò mổ ở hà nội (Trang 61 - 63)