D−ới 2 năm Từ 2-5 năm Trên 5 năm

Một phần của tài liệu Luận văn đặc điểm của SARCOCYSTIS ký sinh ở trâu, bò trong các lò mổ ở hà nội (Trang 38 - 43)

Tuổi Tỷ l ệ % Trâu Bò

Biểu đồ 2: Biến động nhiễm Sarcocystis theo tuổi của trâu, bò

Qua bảng 4 và biểu đồ 2 cho thấy:

Trâu bò đ−ợc giết mổ tại các lò mổ Hà Nội thuộc vào 3 lứa tuổi: d−ới 2 năm, 2-5 năm, trên 5 năm. Tỷ lệ nhiễm Sarcocystis xu h−ớng tăng theo tuổi. Trâu bò d−ới 2 năm có tỷ lệ nhiễm Sarcocystis thấp nhất (trâu bị nhiễm 21,62%, bò bị nhiễm 12,24%). Tỷ lệ nhiễm Sarcocystis ở trâu từ 2-5 năm là 47,65%, ở bò từ 2-5 năm là 32,35%. Trâu bò trên 5 năm có tỷ lệ nhiễm

Sarcocystis cao nhất (trâu bị nhiễm tới 64,66%, bò bị nhiễm 43,47%). ở ý,

theo kết quả điều tra của Scanziani và cộng sự (1988), trong số 54 bò trên 5 tuổi có 50 bò cho kết quả d−ơng tính với Sarcocystis và trong số 50 bò trên 2 năm tuổi có 41 con nhiễm Sarcocystis, đặc biệt ở bê 6 tháng tuổi không có tr−ờng hợp nào nhiễm Sarcocystis [59]. Nguyễn Thị Sâm (1999)[19], đơn bào

Sarcocystis có quy luật nhiễm tăng theo lứa tuổi (bò d−ới 2 năm bị nhiễm 9,52%, bò từ 2-5 năm bị nhiễm 29,68%, bò trên 5 năm bị nhiễm 35,49%).

Quy luật biến động nhiễm Sarcocystis tăng theo lứa tuổi có thể do những lý do sau: khả năng hình thành miễn dịch của trâu bò với Sarcocystis kém nên không đủ để chống lại tái nhiễm. Mặt khác, khi trâu bò nhiễm

Sarcocystis các cyst nằm trong cơ suốt đời gia súc chỉ đ−ợc giải phóng khi gia súc chết và bị giết thịt. Do vậy, trâu bò có thời gian sống càng dài thì càng có cơ hội để tiếp xúc và tích luỹ nhiều mầm bệnh trong cơ thể hơn.

4.4. Vị trí ký sinh của Sarcocystis ở trâu, bò

Nh− chúng ta đã biết, tác hại lớn nhất mà bệnh nhục bào tử trùng gây ra là do sự hình thành các nang kén ở trong cơ của gia súc. Do ký sinh trong cơ bắp nên sản phẩm thịt bị giảm giá trị rất nhiều, nếu nhiễm nặng thịt bị loại bỏ, nhiễm ở mức độ vừa và nhẹ đều phải qua xử lý mới sử dụng đ−ợc. Chính vì vậy, vị trí và mức độ ký sinh của các nang kén ở trong cơ cũng là một chỉ tiêu đ−ợc chúng tôi quan tâm khi nghiên cứu bệnh nhục bào tử trùng ở trâu bò. Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 5.

Trâu bò bị nhiễm Sarcocystis thì các nang kén ký sinh tập trung chủ yếu ở các cơ thực quản, cơ l−ỡi, cơ đùi, cơ hoành. Trong đó, cơ thực quản có tỷ lệ nhiễm cao nhất (trâu bị nhiễm 100%, bò bị nhiễm 87,50%), c−ờng độ nhiễm ở cơ này cũng cao nhất (trâu bị nhiễm từ 5-10 cyst/40cm2, bò bị nhiễm từ 5-12 cyst/40cm2). Tỷ lệ nhiễm Sarcocystis ở cơ đùi cũng khá cao (trâu bị nhiễm 51,61%, bò bị nhiễm 32,29%), c−ờng độ nhiễm ở trâu là 2-6 cyst/40cm2, bò là 2-7cyst/40cm2.

Bảng 5: Vị trí ký sinh của Sarcocystis ở trâu, bò Trâu (n=155) Bò (n=96) Cơ quan Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) C−ờng độ nhiễm (cyst/40cm2) min - max Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) C−ờng độ nhiễm (cyst/40cm2) min - max cơ thực quản 155 100 5-10 84 87,50 5-12 cơ hoành 46 29,67 1-5 23 23,95 1-5 cơ l−ỡi 53 34,19 1-5 34 35,41 1-3 cơ đùi 80 51,61 2-6 31 32,29 2-7

Khi nghiên cứu về vị trí ký sinh của Sarcocystis ở gia súc, đã có những tác giả công bố kết quả nh− sau:

- Moriena và cộng sự (1989)[53], tỷ lệ nhiễm ở cơ tim là cao nhất 60%, cơ hoành 33%, cơ thực quản 31% và cơ s−ờn là 13%.

- Wang và Han (1990)[64], các cơ có c−ờng độ nhiễm cao là cơ tim, cơ thắt l−ng, cơ bụng.

- Nguyễn Thị Bình Tâm, Phan Lục (1995)[22] nghiên cứu trên đàn trâu Bắc Bộ cho biết: cơ thực quản nhiễm 100%, cơ l−ỡi nhiễm 80%, cơ đùi 54,67%.

Nh− vậy, vị trí ký sinh thích hợp của Sarcocystis ở trâu, bò n−ớc ta có khác với những gia súc ở n−ớc ngoài. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi hầu nh− không phát hiện thấy nang kén Sarcocystis ở cơ tim, gan, thận, phổi nh− có tài liệu đã công bố. Những kết quả thu đ−ợc cho thấy Sarcocystis th−ờng ký sinh ở những cơ hoạt động mạnh. Tuy nhiên, để giải thích điều này cần có những nghiên cứu sâu hơn.

4.5. Đặc điểm hình thái cấu tạo các giai đoạn phát triển của Sarcocystis

Khi quan sát các nang kén ký sinh trong cơ của trâu bò, chúng tôi có thể phân chúng thành các loại có kích th−ớc khác nhau. Nh−ng một câu hỏi đặt ra là: ngoài sự khác nhau về kích th−ớc bên ngoài thì cấu trúc bên trong của chúng có gì khác nhau? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành thu thập các nang kén ở trong cơ của trâu bò đ−ợc giết mổ tại các lò mổ Hà Nội và làm tiêu bản tế bào, kiểm tra d−ới kính hiển vi. Kết quả b−ớc đầu chúng tôi đã phân loại đ−ợc các loài Sarcocystis chủ yếu ký sinh ở trâu, bò. Kết quả đ−ợc lần l−ợt trình bày ở bảng 6, 7, 8, 9.

4.5.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo của Sarcocystis fusiformis ở trâu

Bảng 6: Đặc điểm của Sarcocystis fusiformis ở trâu Kích th−ớc Các giai đoạn phát triển Số l−ợng nghiên cứu (n) Dài Rộng Hình dạng cyst (nang kén) 30 2,7 cm ± 0,08 4,2 mm ± 0,2

Một phần của tài liệu Luận văn đặc điểm của SARCOCYSTIS ký sinh ở trâu, bò trong các lò mổ ở hà nội (Trang 38 - 43)