Biện pháp tăng tỷ lệ vốn vay nhằm sủ dụng đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại khách sạn camela (Trang 88 - 91)

II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela.

1.3.Biện pháp tăng tỷ lệ vốn vay nhằm sủ dụng đòn bẩy tài chính

c) Nội dung biện pháp:

1.3.Biện pháp tăng tỷ lệ vốn vay nhằm sủ dụng đòn bẩy tài chính

a) Cơ sở của biện pháp

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan

trọng là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:

+ Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.

+ Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

Khi xem xét đến vấn đề nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Điểm mấu chốt trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là hệ số nợ. Đối với các doanh nghiệp nói chung ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ.

Qua phân tích thực trạng tài chính của Khách sạn ta thấy, Khách sạn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ là chủ yếu. Cụ thể: Năm 2008, cơ cấu nguồn vốn của Khách sạn là 93.59% vốn chủ, 6.41% nợ vay. Năm 2009, cơ cấu này là 90.58% vốn chủ, 9.42% nợ vay. Năm 2010, cơ cấu này là 93.25% vốn chủ, 6.75% vốn vay. Tỷ lệ nợ vay của Khách sạn thấp. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hệ số nợ của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ hiện nay chiếm đến trên 50% tổng vốn kinh doanh. Theo nhận định của các chuyên gia, đây mới được coi là cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hiện nay.

Trên thực tế, việc sử dụng nợ có một ưu điểm rất lớn là doanh nghiệp tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay. Bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta

có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Nhìn vào đó ta thấy, biện pháp điều chỉnh tăng hệ số nợ vay đối với Khách sạn hiện nay là việc làm tương đối cần thiết để gia tăng lợi nhuận và sức sinh lời của đồng vốn kinh doanh.

Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay tức là đã sử dụng đòn bẩy tài chính, lãi tiền vay phải trả được coi là một khoản chi phí hợp lý và được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Nếu sử dụng phù hợp, Khách sạn có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định bằng cách đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Hay nói các khác, đó chính là sự tác động của đòn bẩy tài chính lên mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Để thể hiện cho mức sinh lời mà nhà đầu tư nhận được bỏ vốn trong tài chính được phản ánh rõ nét bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (gọi tắt là ROE). ROE phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Mark Lowenstein, một chuyên gia chứng khoán của Wall Street Journal, cho rằng: “ROE chính là thước đo tốt nhất về năng lực của một công ty trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng tiền vốn đầu tư của mình. Lý giải rõ ràng nhất là: một công ty đạt được chỉ số ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh càng mạnh”. ROE của một công ty càng cao càng chứng tỏ công ty này sử dụng đồng vốn có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của các cổ đông cao, và tất nhiên, giá cổ phiếu của công ty này trên sàn giao dịch chứng khoán càng cao. ROE suy giảm là một bằng chứng cho thấy việc đầu tư của công ty đã đem lại ROE thấp hơn so với thời gian trước đây. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính đối với Khách sạn có nhiều thuận lợi bởi:

+ Khách sạn có doanh thu tương đối ổn định. Năm 2008, doanh thu của Khách sạn là 29,838,765,875 đồng. Năm 2009, doanh thu là 26,299,879,328 đồng. Năm 2010 là 26,364,185,502 đồng. Doanh nghiệp có doanh thu ổn định thì có thể sử dụng nợ vay nhiều hơn. Bởi sự ổn định về doanh thu cho thấy sự ổn định trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ổn định về mặt tài chính. Điều đó tạo được niềm tin cơ bản đối với chủ nợ.

+ Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Đối với những doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh có vòng quay vốn nhanh, tốc độ luân chuyển tài sản lớn thì thường sử dụng nhiều nợ vay hơn.

+ Khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của Khách sạn tương đối tốt. Điều này có nhiều thuận lợi cho việc vay nợ của Khách sạn.

b) Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này là tăng nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho tài sản. Nói cách khác là đầu tư tài sản bằng nợ vay, sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí thuế, giảm chi phí sử dụng vốn bình quân của Khách sạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại khách sạn camela (Trang 88 - 91)