BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại khách sạn camela (Trang 55 - 58)

II. Phân tích thực trạng tài chính tại Khách sạn Camela

1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Khách sạn Camela qua bảng cân đối kế toán

BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

ĐVT: đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính)

NGUỒN VỐN

Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 So sánh

Chênh lệch cơ cấu (%) 2010/2009 2009/2008 2010/ 2009 2009/ 2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

A - NỢ PHẢI TRẢ 2,641,374,259 6.75 3,474,388,152 9.42 1,910,792,798 6.41 (833,013,893) (23.98) 1,563,595,354 81.83 (2.67) 3.01 I. Nợ ngắn hạn 2,227,477,240 5.70 2,832,653,133 7.68 1,172,025,268 3.93 (605,175,893) (21.36) 1,660,627,865 141.69 (1.99) 3.75 I. Nợ ngắn hạn 2,227,477,240 5.70 2,832,653,133 7.68 1,172,025,268 3.93 (605,175,893) (21.36) 1,660,627,865 141.69 (1.99) 3.75 II. Nợ dài hạn 413,897,019 1.06 641,735,019 1.74 738,767,530 2.48 (227,838,000) (35.50) (97,032,511) (13.13) (0.68) (0.74) B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 36,470,621,661 93.25 33,396,040,306 90.58 27,897,204,570 93.59 3,074,581,355 9.21 5,498,835,736 19.71 2.67 (3.01) I. Vốn chủ sở hữu 36,470,621,661 93.25 33,396,040,306 90.58 26,794,982,134 89.89 3,074,581,355 9.21 6,601,058,172 24.64 2.67 0.68 II. Nguồn kinh phí

và quỹ khác - - - - 1,102,222,436 3.70 - - (1,102,222,436) (100) - (3.70)

TỔNG CỘNG

Qua việc phân tích nguồn vốn giúp ta thấy, để có vốn cho sản xuất kinh doanh, Khách sạn đã huy động từ nguồn nào và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động của nguồn vốn. Qua đó thấy được mức độ độc lập về tài chính và trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ của Khách sạn.

Từ số liệu bảng trên ta thấy, năm 2009 so với năm 2008, tổng nguồn vốn tăng 7,062,431,090 đồng, với mức tăng tương đối là 23.69%. Đến năm 2010, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng 2,241,567,462 đồng, tăng 6.08% về số tương đối. Sự tăng giảm nguồn vốn chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là rất cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính là rất thấp.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong 3 kỳ kế toán liên tiếp có sự biến động nhưng không đáng kể. Năm 2008, tổng nợ phải trả của Khách sạn là 1,910,792,798 đồng. Năm 2009, số nợ phải trả của Khách sạn tăng 1,563,595,354 đồng, tương ứng 81.83%. Năm 2010, số nợ phải trả giảm xuống 833,013,893 đồng, tương ứng giảm 23.98% về số tương đối. Trong khi đó, tỷ trọng nợ phải trả năm 2008 là 6.41%, năm 2009 là 9.42%, năm 2010 là 6.75%. Về mặt giá trị, số nợ phải trả có sự thay đổi tương đối rõ nhưng về mặt tỷ trọng lại không có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn của Khách sạn tương đối thấp chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Khách sạn là tương đối cao.

Sự thay đổi trong nợ phải trả chủ yếu là do ảnh hưởng của khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn năm 2008 là 1,172,025,268 đồng, năm 2009 là 2,832,653,133 đồng, tăng 1,660,627,865 đồng về số tuyệt đối, tăng 141.69% về số tương đối. Năm 2010, nợ ngắn hạn là 2,227,477,240 đồng, giảm so với năm 2009 là 605,175,893 đồng, giảm tương ứng 21.36% về số tương đối. Nợ dài hạn có sự thay đổi về giá trị và tỷ trọng,

trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2008 chiếm 2.48%, năm 2009 chiếm 1.74%, năm 2010 chiếm 1.06%. Đây có thể coi là ưu điểm của Khách sạn trong việc tự chủ nguồn vốn kinh doanh, hoạt động kinh doanh không lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay. Do đó, giảm được rủi ro về mặt tài chính khi Khách sạn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu trong các năm qua đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2008, tổng vốn chủ sở hữu của Khách sạn là 27,897,204,570 đồng, chiếm 89.89% tỷ trọng tổng nguồn vốn. Năm 2009, vốn chủ sở hữu là 33,396,040,306 đồng, chiếm 90.58%. Năm 2010, vốn chủ sở hữu là 36,470,621,661 đồng, chiếm 93.25% tỷ trọng trong tổng vốn. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu đang có xu hưởng tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp đã tăng được nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho nhu cầu tài sản. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, vốn khác của chủ sở hữu và các quỹ bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Việc tăng tỷ trọng các khoản mục này nhằm mở rộng quy mô kinh doanh trong thời gian tới.

Qua phân tích ở trên ta thấy, cơ cấu nguồn vốn của Khách sạn trong 3 năm liên tiếp không có sự thay đổi lớn. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu năm sau có xu hướng tăng so với các năm trước. Nợ phải trả của Khách sạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong thời gian sắp tới.

Kết luận:

Qua phân tích bảng CĐKT cho thấy, Tài sản và Nguồn vốn của Khách sạn Camela năm 2010 tăng so với năm 2009 và 2008. Điều này thể hiện ở việc quy mô của Tài sản tăng lên và nguồn vốn sử dụng trong quá trình kinh doanh tăng so với năm trước. Đây là một tiền đề vững chắc để Khách sạn không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh trong các năm tới.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại khách sạn camela (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)