Kỹ thuật ILP (xử lý song song mức lệnh)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIẾN TRÚC MÁY TÍNH (Trang 42 - 43)

Kỹ thuật ILP là kỹ thuật thiết kế đơn vị xử lý trung tâm và chương trình dịch nhằm làm tăng tốc độ các thao tác máy (như ghi-đọc bộ nhớ) và thực hiện các phép tính. Trong các kỹ thuật ILP có kỹ thuật superscalar, trong đó tại một chu kỳ máy, nhiều lệnh được nhập và được thực hiện đồng thời trên nhiều đường ống khác nhau.

Pentium là loại đơn vị xử lý trung tâm được thiết kế theo kỹ thuật superscalar, trong đó hai lệnh được nhập và giải mã đồng thời. Pentium có hai đường ống thực hiện lệnh song song U và V. Quá trình thực hiện lệnh được mô tả như sau :

1 2 3 4 5 6 7 GOA FO EI FI DI GOA FO EI GOA FO EI FI DI GOA FO EI GOA FO EI Chu kỳ FI DI GOA FO EI

Trong một máy tính siêu vô hướng phần cứng phải quản lý việc đọc và thi hành đồng thời nhiều lệnh. Vậy nó phải có khả năng quản lý các quan hệ giữa số liệu với nhau. Cũng cần phải chọn các lệnh có khả năng được thi hành cùng một lúc. Những bộ xử lý đầu tiên đưa ra thị trường dùng kỹ thuật này là các bộ xử lý Intel i860 và IBM RS/6000. Các bộ xử lý này có khả năng thực hiện song song nhiều tác vụ trên số nguyên và trên số lẻ.

Năm 1992, người ta thấy xuất hiện các bộ xử lý có nhiều bộ thực hiện tác vụ độc lập với nhau (nhiều ALU, bộ tính toán số lẻ, nạp dữ liệu, lưu dữ liệu, nhảy), có thể thực hiện song song nhiều lệnh (lệnh tính số nguyên, số lẻ, lệnh bộ nhớ, lệnh nhảy...). Số lệnh có thể được thi hành song song càng nhiều thì phần cứng thực hiện việc này càng phức tạp.

43

Chương 2

Tổ chức bộ nhớ trong máy vi tính PC

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIẾN TRÚC MÁY TÍNH (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)