Vấn đề điều khiển vào/ra dữ liệu sẽ là đơn giản nếu thiết bị ngoại vi luôn sẵn sàng để làm việc với CPU. Ví dụ, với thiết bị vào như bộ phận đo nhiệt độ số lắp sẵn trong một hệ thống điều khiển lúc nào cũng có thể cung cấp số đo về nhiệt độ của đối tượng cần điều chỉnh, hay thiết bị ra như bộ đèn LED dùng để hiển thị giá trị nhiệt độ trong hệ thống nói trên thì lúc nào cũng có thể biểu hiện thông tin đó. Như vậy khi CPU cần có thông tin về nhiệt độ của đối tượng thì nó chỉ việc đọc dữ liệu tại cổng phối ghép với bộ đo nhiệt độ và nếu CPU muốn biểu diễn thông tin vừa đọc lên đèn LED thì nó chỉ việc đưa ra tín hiệu điều khiển tới đó mà không cần kiểm tra xem các thiết bị này có đang sẵn sàng làm việc hay không.
Trong mỗi thiết bị giao diện thường có ít nhất một thanh ghi trạng thái chứa thông tin phản ánh trạng thái làm việc của thiết bị này và của thiết bị ngoại vi. Khi thực hiện phương pháp vào ra có thăm dò, CPU luôn thực hiện kiểm tra trạng thái sẵn sàng làm việc của thiết bị trước khi thực hiện thật sự việc vào ra dữ liệu. Việc kiểm tra trạng thái sẵn sàng của thiết bị bằng cách kiểm tra thông tin trên thanh ghi trạng thái.
Quá trình vào/ra dữ liệu theo phương pháp thăm dò như sau:
55 Ưu điểm của phương pháp thăm dò: do CPU luôn kiểm tra trạng thái sẵn sàng làm việc của thiết bị
trước khi thực hiện vào/ra dữ liệu nên quá trình vào/ra dữ liệu kiểu này có độ tin cậy cao.
Nhược điểm: Do CPU luôn phải kiểm tra lần lượt trạng thái làm việc của các thiết bị cho nên tốc độ vào/ra dữ liệu chậm. Hơn nữa, nếu CPU chỉ làm có một công việc là vào/ra dữ liệu (theo phương pháp thăm dò) thì hiệu quả không cao, ngược lại nếu CPU đồng thời phải thực hiện nhiều loại công việc hơn thì thời gian làm việc của CPU sẽ bị chia xẻ, đồng thời độ tin cậy của phương pháp vào/ra thăm dò cũng bị giảm đi rất nhiều.