Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CỬU LONG - VĨNH LONG (Trang 29 - 30)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

- Định nghĩa phương pháp so sánh

Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

- Lựa chọn tiêu chu%n để so sánh

Tiêu chuNn so sánh là chỉ tiêu của một kỳđược lựa chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu

đơn đặt hàng,…nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp

ứng nhu cầu.

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

- Điều kiện so sánh được

Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất, cả về thời gian và không gian

• Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải đảm bảo thống nhất trên 3 mặt sau:

+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinhh tế. + Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính toán. + Bảo đảm tính thống nhất vềđơn vịđo lường.

• Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và

điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

- Kỹ thuật so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Trong đó:

yo: chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể

nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

y1

∆y = *100 - 100% yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CỬU LONG - VĨNH LONG (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)