7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)
4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả
nợ vay…
4.4.1. Phân tích khả năng thanh toán của công
Bảng 9: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền đồng 49.071.900 1.078.120.284 747.350.752 Khoản phải thu đồng 1.771.176.345 929.658.732 1.692.297.662 Khoản phải trả NH đồng 965.204.091 1.128.265.918 694.714.855 Tài sản LĐ đồng 3.599.185.627 3.902.508.596 4.681.704.234
HS thanh toán nhanh lần 1,89 1,78 3,51
HS thanh toán NH lần 3,73 3,46 6,74
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính) a. HS thanh toán nhanh
Từ bảng số liệu 9 cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có 1,89 đồng thanh toán nhanh, năm 2007 giảm 0,11 đồng ( 1,89 – 1.78), cho thấy khả năng thanh toán năm 2007 có giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể. Về
nguyên tắc cơ bản hệ số thanh toán là 1:1 có nghĩa là công ty có sẵn tiền để
thanh toán nhanh. Năm 2008, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có 3,51 đồng thanh toán nhanh, năm 2008 cho thấy khả năng thanh toán tăng 1,73 đồng ( 3,51 – 1,78) so với năm 2007. Có nghĩa là công ty có sẵn tiền để thanh toán nhanh.
b. HS thanh toán ngắn hạn
Đây là chỉ sốđo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Năm 2006 công ty có 3,73 đồng tài sản lưu động cho 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả, năm 2007 có 3,46 đồng TSLĐ tính cho một đồng nợ ngắn hạn phải trả. Điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán được nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả. Đến năm 2008 công ty có 6,74 đồng TSLĐ tính cho 1
đồng nợ ngắn hạn phải trả, tăng 3,28 đồng (6,74 – 3,46) so với năm 2007. Điều này cho thấy năm 2008 công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán được nợ ngắn hạn nhưng công ty cần quản lý tỷ số này chặt chẽ hơn nữa vì tài sản lưu động nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nếu như không kiểm soát tốt. (giá cả luôn biến động).
4.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Chính) a. Số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp đã tận dụng được tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên hệ số vòng quay này quá cao cũng có thể
Bảng 10: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần đồng 8.371.548.929 10.540.023.222 14.126.625.729 Giá vốn hàng bán đồng 7.373.478.888 9490.327.608 12.860.019.040 Hàng tồn kho BQ đồng 1.428.278.158 1.674.581.441 1.940.878.851 Vốn lưu động BQ đồng 1.375.231.466 1.375.231.466 1.375.231.466 Vốn cốđịnh ròng BQ đồng 2.408.379.674 2.540.093.629 2.584.679.171 Tổng nguồn vốn BQ đồng 3.783.611.140 3.915.325.095 3.959.910.637 Số vòng quay HTK lần 5,16 5,67 6,63 Số vòng quay VLĐ lần 6,09 7,66 10,27 Số vòng quay VCĐ lần 3,48 4,15 5,47 Số vòng quay toàn bộ vốn lần 2,21 2,69 3,57
xuất kịp để đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc hàng hóa bán ra không đủđáp ứng nhu cầu tăng trưởng đột ngột của thị trường. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho chậm có thể hàng hoá bị kém phNm chất không tiêu thụ được hoặc do tồn kho quá mức cần thiết và như vậy sẽ làm mất nhiều vốn hơn cho việc dự trữ, quản lý hàng tồn kho.
Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá được luân chuyển bình quân trong kỳ. Qua bảng 10 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 là 5,16 lần, năm 2007 là 5,67 lần (tăng 0,51 lần) so với năm 2006 và sang năm 2008 là 6,63 lần, tức tăng 0,96 lần so với năm 2007.
Trong trường hợp này thì số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng nhanh nhưng không đáng kể, cho nên cần có những giải pháp hợp lý hơn trong khâu dự trữ hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp mà chúng ta cần phải xác định một hệ số
vòng quay hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo hàng hoá, thành phNm luôn đáp
ứng được nhu cầu thị trường, đồng thời vừa đảm bảo hàng hoá mua về, thành phNm làm ra được tiêu thụ kịp thời nhanh chóng.
b. Số vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động qua các năm có chiều hướng tăng đều qua các năm nhưng tương đối nhẹ. Năm 2006 một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh mang lại 6,09 đồng doanh thu. Nhưng sang năm 2007 số vòng quay vốn lưu động tăng lên 7,66 đồng , tức tăng 1,57 lần so với năm 2006, đến năm 2008 tình hình số vòng quay vốn lưu động lại tiếp tục tăng đạt 10,27 đồng, tức tăng 2,61 lần (10,27 – 7,66). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng đều qua các năm còn trong khi đó vốn lưu động lại không tăng qua các năm. Đây là hiên tượng tốt công ty cần phát huy nhiều hơn.
c. Số vòng quay vốn cố định
Số vòng quay vốn cốđịnh cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Ở bảng 10 cho thấy năm 2006 số vòng quay vốn cố định là 3,48 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định ở năm này là khá hiệu quả. Nhưng đến năm 2007 do nhu cầu nâng cấp, đầu tư xây dựng mới tài
sản cố định làm cho tài sản cố định tăng nhưng không cao mà phần lớn tài sản cố định đầu tư mới chưa được sử dụng, góp phần làm tăng doanh thu nên làm cho số vòng quay vốn cốđịnh tăng 4,15 lần. Đến năm 2008, phần vốn cốđịnh
đầu tư thêm ở năm 2007 đã được đưa vào sử dụng làm cho tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn tốc độ tăng vốn cố định nên góp phần dẫn đến số vòng quay vốn cốđịnh tăng hơn năm 2007 là 1,32 lần, tức năm 2008 đạt 5,47 lần.
d. Số vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả. Qua bảng số liệu 10 được dùng phân tích trên ta thấy số vòng quay toàn bộ vốn năm 2006 là 2,21 lần, điều này có nghĩa là một đồng vốn được sử dụng sẽ tạo ra 2,21 đồng doanh thu. Sang năm 2007, một đồng vốn tạo ra 2,69 đồng doanh thu ( tăng 0,48 đồng) và đến năm 2008 thì một đồng vốn bỏ ra tạo được 3,57 đồng doanh thu ( tăng 0,88 đồng) so vơí năm 2007. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng dần qua ba năm. Nguyên nhân là do công ty có chính sách tồn kho hợp lý, lượng tồn kho không quá lớn, song song đó, do ngày càng có nhiều khách hàng đặt hàng tại công ty cũng như nhu cầu về mặt hàng cơ khí ngày càng có xu hướng phát triển nên công ty cần phải có sựđầu tư lớn về máy móc, thiết bị, kho phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế làm cho số
vòng quay tổng vốn tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu sẽ tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của tổng số vốn.
4.4.3. Phân tích khả năng sinh lời của công ty
Bảng 11: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần đồng 8.371.548.929 10.540.023.222 14.126.625.729 Tổng chi phí đồng 8.388.601.726 10.492.567.988 13.446.190.206 Tổng tài sản BQ đồng 4.871.810.528 5.232.031.896 5.668.744.472 Vốn chủ sở hữu BQ đồng 3.997.248.854 4.153.515.071 4.697.837.831 Tổng LN sau thuế đồng 161.963.000 215.484.436 678.616.261
LN /Tổng chi phí % 1,93 2,05 5,05
LN/ Doanh thu thuần % 1,93 2,04 4,80
LN/ vốn CSH BQ % 4,05 5,19 14,45
Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng
đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vị, trách nhiệm cụ thể. Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
a. Lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu 11 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí từ năm 2006
đến năm 2007 có tăng nhẹ. Năm 2006, tỷ số này là 1,93 % hay cứ 100 đồng chi phí sẽ thu được 1,93 đồng lợi nhuận và đến năm 2007 cũng như năm 2008 thì tỷ
số này lần lượt là 2,05% và 5,05% có cao hơn so với năm 2006 nhưng không nhiều, nhưng sự gia tăng của chi phí lại chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận qua 3 năm tăng lên. Chứng tỏ là tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí cao hơn tỷ lệ trên doanh thu năm 2008 ( 5,05% so với 4,80%). Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều khả quan hơn. Vì vậy công ty cần cố gắng duy trì tốt hơn nữa để lợi nhận ngày càng cao hợn.
b. Lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu thu sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu 11 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ năm 2006 đến năm 2007 có tăng nhẹ. Năm 2006, tỷ số này là 1,93% hay cứ
100 đồng doanh thu sẽ tạo được 1,93 đồng lợi nhuận và đến năm 2007 tỷ lệ này là 2,04%, tăng 0,11 lần so với năm 2006. Năm 2008 tỷ lệ này là 4,80%, tức 100
đồng doanh thu bỏ ra trong năm thì thi được 4,80 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân do doanh thu từ HĐSX kinh doanh của công ty liên tục tăng qua 3 năm là do hàng hóa công ty tiêu thụ ngày càng tăng do lượng khách hàng tiềm năng tăng lên. Điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng tốt. Vì vậy công ty cần nổ lực hơn nữa trong việc tạo ra lợi nhuận.
c. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 4,05 đồng lợi nhuận. Các năm tiếp đó thì tỷ số này là 5,19 và tăng cao nhất là năm 2008 chiếm 14,45 %, tức là năm 2007 với 100 đồng vốn chủ sở hữu sử
dụng vào hoạt động kinh doanh thì sinh lời được 5,19 đồng (tăng 1,14% so với năm 2006) và năm 2008 sinh lời được 14,45 đồng. Từ đó, cho thấy việc sử
dụng vốn chủ sở hữu của công ty là khá tốt và có xu hướng tăng. Cho nên, trong những năm tiếp theo công ty cần duy trì và có những biện pháp tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
d. Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Đối với công ty cổ phần cơ khí Cửu Long 2006 tỷ số lợi nhuận trên tài sản là 3,32%, có nghĩa là trong 100 đồng tài sản đưa vào sử dụng thì tạo được 3,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 trong 100 đồng tài sản bỏ ra thì sinh lời được 4,12 đồng tăng hơn năm 2006 là 0,79 đồng và năm 2008 là 11,97
đồng hay với 100 đồng tài sản được đầu tư vào kinh doanh sẽ tạo ra 11,97 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ
tăng của tài sản do đó dẫn đến kết quả là tỷ số lợi nhuận trên tài sản có mức tăng trưởng khá tốt. Do đó, trong những năm tới công ty cần duy trì hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Việc đánh giá và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần cơ khí Cửu Long qua 3 năm 2006-2008 chỉ ra rằng công ty đã hoạt động rất có hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn mà công ty cần khắc phục.