HồTháng VI Tháng VII Tháng VIII Tháng IX Tháng X Tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo mưa, lũ trung hạn cho vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ ứng dụng cho lưu vực sông cả (Trang 138 - 140)

C ơ s ở d ữ li ệ u HE-DSS

HồTháng VI Tháng VII Tháng VIII Tháng IX Tháng X Tháng

Thác Muối Zhồ luôn duy trì ở 62m - Nếu Qđến <=1.190 Qxả = 70%Qđến - Nếu Qđến > 1.190 Qxả = Qđến Kiểm soát Qythượng <=7.160 m3/s

Zhồ luôn duy trì ở 62m

- Nếu Qđến <=1.190 Qxả = 70%Qđến

- Nếu Qđến > 1.190 Qxả = Qđến

Kiểm soát Qythượng <=13.480 m3/s Bản Mồng Zhồ luôn duy trì ở 76,5m - Nếu Qđến <=2.744 m3/s  Qxả = 50% Qđến - Nếu Qđến >2.744 m3/s  Qxả = Qđến Kiểm soát Qnkhánh<=6.195 m3/s Zhồ luôn duy trì ở 76,5m - Nếu Qđến <=2.744 m3/s  Qxả = 70% Qđến - Nếu Qđến >2.744 m3/s Qxả = Qđến Kiểm soát Qnkhánh<=6.195 m3/s Zhồ luôn duy trì ở 72,49m 74,73m 75,70m 75,70m Sông Sào - Nếu Qđến<=130m3/s Qxả = 60%Qđến - Nếu Qđến<=130m3/s hoặc Zhồ >=75,7m  Qxả=Qđến Kiểm soát Qnkhánh<=6.195 m3/s - Nếu Qđến>130m3/s Qxả = Qđến - Nếu Zhồ >=77,02m  Xả tối đa Kiểm soát Qnkhánh<=6.195 m3/s

Do dự báo mưa, lũđã được tích hợp vào mô hình vận hành hệ thống hồ chứa do đó bên cạnh việc vận hành hệ thống hồ chứa theo các quy tắc vận hành đề ra, chúng ta còn có thể tiếp cận vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực như: căn cứ vào dự báo mưa, lũ, tiến hành thử dần các giá trị lưu lượng kiểm soát lũ ở các

điểm khống chế ở hạ lưu, mô hình sẽ tự vận hành và đưa ra trạng thái của từng hồ để ta đánh giá, từ đó đưa ra được bảng phối hợp vận hành có lợi nhất dưới dạng ’Release Decision Report’ của hệ thống. Như vậy việc phối hợp vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ cho hạ du lưu vực sông Cả sẽ rất mềm dẻo và hiệu quả.

Tất cả những kết quảđược tóm tắt ở trên đây có thể coi như cơ sở khoa học cho việc vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ cho lưu vực sông Cả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG IV

 Hệ thống hồ chứa nước đã dần được hình thành trên lưu vực sông Cả, nó

đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và phòng chống lũ cho lưu vực. Luận án đã lựa chọn 5 hồ chứa vào nghiên cứu vận hành phối hợp phòng lũ

cho lưu vực đó là các hồ Bản Vẽ, hồ Khe Bố, hồ Bản Mồng, hồ Sông Sao, và hồ

Thác Muối với các điểm kiểm soát lũ tại Nghĩa Khánh trên sông Hiếu, Nam Đàn và Yên Thượng trên sông Cả.

 Cơ sở khoa học vận hành 5 hồ chứa trên đã được xây dựng cho lưu vực sông Cả, trong đó quy định mực nước trước lũ trong các thời kỳ, quy tắc tích – xả ứng với các cấp lưu lượng đến hồ khác nhau.

 Tiền đề cho việc vận hành hồ chứa theo thời gian thực cũng đã được đặt ra bằng việc tích hợp thành công mô hình dự báo mưa, lũ với mô hình vận hành hệ

thống hồ chứa phòng lũ trên lưu vực sông Cả.

 Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình vận hành phối hợp trong thực tế cần phải lưu ý những vấn đề sau:

 Mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông Cả là khá thưa, nên mặc dù số liệu thu thập được từ các trạm là nhiều, nhưng do không đồng bộ và do trạm quá thưa nên phải tính toán nhiều, đặc biệt là phải thiết lập các mô hình toán thủy văn để tính toán dòng chảy cho các tiểu lưu vực hay các tiểu lưu vực của hệ thống. Mỗi một mô hình đều có những sai số nhất định vì vậy khi áp dụng để tính toán, dự báo và vận hành cho hệ thống sẽ có nhiều sai số.

 Việc phối hợp vận hành là rất quan trọng, vì vậy khi tính toán xong và đưa ra bảng phối hợp vận hành ‘Release Decision Report’ thì các chủ hồ phải tuyệt

đối tuân theo, chỉ cần một hồ không tuân thủ sẽ phá vỡ mọi cân bằng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố cần nhắc tới khi xem xét độ tin cậy trong vận hành hệ thống hồ chứa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo mưa, lũ trung hạn cho vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ ứng dụng cho lưu vực sông cả (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)