Hướng các NHTM họat động theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu 368 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 82 - 84)

D. Chỉ số khả năng sinh lời.

a. Hướng các NHTM họat động theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, qui định,… là một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện nhằm đưa hoạt động chung của ngành Ngân hàng ngày thêm phù hợp, tiến gần đến chuẩn mực chung của quốc tế.

Trong những năm gần đây Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực nhất

định trong việc ban hành và hoàn thiện các văn bản mang tính pháp lý chung như

quy định về cho vay bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán, những qui định

đối với hoạt động ngân hàng,… nhằm nâng cao năng lực hoạt động của ngành đáp

ứng được yêu cầu hội nhập như : ban hành các Quyết định có tính chất an toàn cho hoạt động của Ngân hàng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ số nguồn vốn huy động so với vốn điều lệ, các qui định về vốn điều lệ tối thiểu trong hoạt động Ngân hàng, yêu cầu trình độ, năng lực quản trị của các thành viên Ban điều hành Ngân hàng,..

đã có những tác động tích cực đối với các hoạt động kinh tế đồng thời làm cho hoạt động ngành Ngân hàng ngày thêm năng động và hiệu quả.

Ban hành các qui định, văn bản chế độ phải rõ ràng dễ hiểu và các đối tượng

điều chỉnh phải nghiêm túc thực hiện. Xét về tổng thể các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa được ban hành một cách đồng bộ, chưa đầy

đủ, các hướng dẫn chưa thật sự rõ ràng và vẫn còn các điều khoản có thể gây hiểu nhầm, chưa chặt chẽ, thiếu nhất quán, sâu sát. Trong thực tế việc ban hành, chỉnh sửa, hướng dẫn các văn bản vẫn còn tạo ra các tình trạng bị động không đáng có cho các Ngân hàng, buộc các Ngân hàng rơi vào tình huống phải xử lý những phát sinh từ sự tắc trách, thiếu đồng bộ của các cơ quan quản lý và Ngân hàng nhà nước.

Một ví dụ điển hình của sự thiếu nhất quán, chưa sâu sát của Ngân hàng nhà nước trong việc ban hành các văn bản quản lý là các điều khoản thực hiện quản lý rủi ro và trích lập dự phòng của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Cụ thể Quyết

định này cho phép các tổ chức tín dụng trong thời gian chưa xây dựng được hệ

thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng thì có thể phân loại và xếp hạng khách hàng theo tuổi nợ; tức là được áp dụng theo Điều 6 của quyết định trên. Trong một khoảng thời gian nhất định mà Ngân hàng Nhà nước cho phép, tổ chức tín dụng nào

đã xây dựng được hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng cho riêng mình thì phân loại và xếp hạng theo kết quả hệ thống đó, tức áp dụng Điều 7; và sau hai (02) năm tất cả các tổ chức tín dụng đều phải hoàn tất công việc xây dựng và đưa vào sử

dụng hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng làm công cụ quản lý tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro. Thế nhưng hiện nay đã hơn 02 năm kể từ khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN có hiệu lực, ngọai trừ BIDV, tất cả các Ngân hàng thương mại còn lại khác đều vẫn đang thực hiện phân loại và xếp hạng khách hàng theo tuổi Nợ - tức theo Điều 6/QĐ493. Khi Ngân hàng phân loại và xếp hạng theo Điều 6 mang tính định lượng hay Điều 7 mang tính định tính và có tác dụng cảnh báo từ xa thì kết quả xếp loại giữa 2 cách chắc chắn khác biệt nhau rất nhiều (cụ thểđã chứng minh tại BIDV). Điều đó ảnh hưởng đến việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro và kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.

Mặt khác trong một số văn bản có tính chất quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước đã có đề cập đến việc các Ngân hàng thương mại cần phải thiết lập hệ thống định hạng, chấm điểm xếp loại khách hàng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay Ngân hàng nhà nước vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào và cũng chưa đưa ra được các tiêu chuẩn thống nhất cho các Ngân hàng trong việc xây dựng hệ thống định hạng, xếp loại khách hàng và phân loại nợ. Bên cạnh đó, hệ thống định hạng tín dụng nội bộ do các NHTM tự xây dựng và trình NHNN phê duyệt, do vậy tính tương đồng giữa các hệ thống định hạng đó cũng không được đảm bảo. Thiết nghĩ Ngân hàng Nhà nước nên ban hành một hệ

thống định hạng tín dụng chuẩn theo Điều 7 quyết định 493 để các NHTM làm cơ

sở xây dựng hệ thống định hạng riêng phù hợp đặc điểm của từng ngân hàng hoặc các ngân hàng thương mại có thể sử dụng chính hệ thống định hạng đó để phân loại nợ cho hệ thống của mình.

Một phần của tài liệu 368 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)