Heä thoáng marketing lieân keát doïc

Một phần của tài liệu 206 Chiến lược tài chính của G7MART – Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam giai đoạn khởi sự 2007 - 2009 (Trang 29 - 30)

Các hệ thống marketing liên kết dọc là các HTPP được thiết kế nhằm đạt hiệu quả phân phối cao và ảnh hưởng tối đa đến thị trường. Các thành viên trong HTPP có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một thể thống nhất. Nó mang lại hiệu quả kinh tế từ cơ sở xóa bỏ những công việc trùng lặp.

Sơ đồ 1.1:Mô tả các hệ thống phân phối hàng hóa liên kết dọc chủ yếu

Có 3 kiểu HTPP liên kết dọc:

- Hệ thống phân phối liên kết dọc tập đoàn: là sự kết hợp các giai đoạn sản xuất và phân phối về cùng một chủ sở hữu.

- Hệ thống phân phối liên kết dọc hợp đồng:

Mỗi HTPP liên kết dọc hợp đồng bao gồm các DN kinh doanh độc lập ở nhiều khâu sản xuất và phân phối khác nhau cùng thống nhất phân chia công việc phân phối nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong phân phối. Trên thị trường thế

Các HTPP hàng hóa liên kết dọc

HTPP liên kết dọc tập đoàn

HTPP liên kết dọc hợp đồng

HTPP liên kết dọc được quản lý

Chuỗi bán lẻ tự nguyện do

nhà bán buôn đảm bảo Hệ thống phân phối đặc quyền kinh tiêu

Các tổ chức hợp tác bán lẻ

giới hiện nay, HTPP liên kết dọc hợp đồng là phổ biến nhất, ước đạt khoảng 40% tổng doanh số bán lẻ.

DN có thể lựa chọn một trong 3 dạng HTPP liên kết dọc hợp đồng gồm:

ƒ HTPP liên kết dọc hợp đồng kiểu chuỗi cửa hàng bán lẻ được người bán buôn đảm bảo cung cấp hàng hóa.

ƒ HTPP liên kết dọc hợp đồng kiểu các tổ chức hợp tác bán lẻ: các nhà bán lẻ độc lập quy mô nhỏ lập ra một tổ chức thực hiện chức năng bán buôn.

ƒ HTPP liên kết dọc hợp đồng đặc quyền kinh tiêu: với HTPP này, người chủ quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu, ……… ký hợp đồng với những người nhận quyền ( đại lý đặc quyền ) cho phép những người này được đặc quyền sử dụng những thứ mà người chủ quyền sở hữu trong kinh doanh trên một khu vực thị trường nhất định.

- Các hệ thống phân phối liên kết dọc được quản lý:

HTPP liên kết dọc được quản lý tạo ra sự liên kết giữa các thành viên trong hệ thống nhờ khả năng chi phối của một thành viên trong HTPP tới hoạt động của những thành viên khác sẵn sàng chấp nhận thực hiện những chính sách phân phối do thành viên có sức mạnh lãnh đạo yêu cầu. Ví dụ, các nhà sản xuất có thương hiệu nổi tiếng có thể nhận được sự hợp tác kinh doanh mạnh mẽ từ những người bán lẻ.

Một phần của tài liệu 206 Chiến lược tài chính của G7MART – Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam giai đoạn khởi sự 2007 - 2009 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)