Nhöôïng quyeàn thöông maïi (Franchise)

Một phần của tài liệu 206 Chiến lược tài chính của G7MART – Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam giai đoạn khởi sự 2007 - 2009 (Trang 32 - 34)

Theođđiều 8, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chấp thuận trao quyền và cung ứng các hoạt động hỗ trợ cho bên nhận quyền để bên đó bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoảng thời gian và phạm vi địa lý nhất định.

Có thể hiểu đơn giản, franchising là việc cho người khác quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của mình với những nguyên tắc và điều kiện nhất định. Các quyền có thể được chuyển nhượng thông qua franchising bao gồm: quyền sử dụng các bí quyết nghề nghiệp; cách thức tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ; tên thương mại; nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ; khẩu hiệu kinh doanh; biểu tượng và quyền sử dụng các trợ giúp khác………

Franchise có 2 hình thức kinh doanh chính: nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh.

- Nhượng quyền phân phối sản phẩm: bên mua franchise thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định.

- Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (nhượng quyền kinh doanh):

hợp đồng nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối được giữ đúng. Mối liên hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua franchise phải rất chặt chẽ và liên tục, và đây cũng là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Bên mua franchise thường phải trả một

khoản phí cho bên bán franchise, có thể là một khoản phí trọn gói một lần, có thể là một khoản phí hàng tháng dựa trên doanh số, và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí kể trên. Tất cả cũng tùy vào uy tín thương hiệu, sự thương lượng và chủ trương của chủ thương hiệu.

b. Lợi ích của nhượng quyền thương hiệu:

- Đối với bêân nhượng quyền:

Franchising đem lại hệ thống kinh doanh rộng khắp; khả năng chiếm lĩnh thị trường, phát triển nhanh hệ thống kinh doanh. Franchising là phương tiện quảng bá hình ảnh nhanh và có hiệu quả. Thông qua franchising, danh tiếng và uy tín của bên chuyển nhượng cũng như đối tượng chuyển nhượng tăng mạnh, giá trị tài sản vô hình phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của cả DN nhượng và nhận quyền. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư phát triển kinh doanh thấp, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Mặc dù có phạm vi hoạt động rộng, DN nhượng quyền vẫn có khả năng kiểm soát được quá trình phân phối, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua các nguyên tắc, quy tắc, thỏa thuận của franchising.

- Đối với bên nhận quyền:

Franchising là con đường thâm nhập vào một thị trường chuyên nghiệp nhanh nhất, ít rủi ro nhất, đặc biệt là những DN mới kinh doanh. Với bên nhận chuyển nhượng, lợi ích thu được là có ngay một nhãn hiệu, một hệ thống kinh doanh đã có uy tín nên khả năng thâm nhập thị trường nhanh, rủi ro thấp mà không phải mất chi phí và thời gian đầu tư ban đầu. Thêm vào đó, bên nhận chuyển nhượng còn có được sự hỗ trợ tối đa về nghiệp vụ, kỹ thuật, quản lý... đã được kiểm chứng thực tế.

Một phần của tài liệu 206 Chiến lược tài chính của G7MART – Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam giai đoạn khởi sự 2007 - 2009 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)