Ảnh hưởng của nhiễu hạt tiêu trên ảnh SAR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần (Trang 45 - 46)

Một đặc trưng của ảnh SAR đó là xuất hiện nhiễu tín hiệu. Hiện tượng nhiễu tín hiệu xuất hiện trên ảnh có các điểm sáng, tối, giống như việc rắc “muối và hạt tiêu” nên người ta gọi là nhiễu hạt tiêu (speckle noise). Tổng cường độ và pha tương

ứng trên một pixel được mô tả bởi công thức sau [33]: 1 k N j j k k GeG e    (2.10)

Trong đó: G là cường độ tán xạ phản hồi  là pha tán xạ phản hồi

N là tổng số lượng tán xạ trên 1 pixel

Công thức (2.10) thể hiện tín hiệu thu nhận được tại vệ tinh sẽ bị tác động bởi sự khác biệt về pha của các nguồn tín hiệu tán xạ phản hồi. Chính sự giao thoa của nhiều tín hiệu tán xạ phản hồi từ một diện tích tương ứng với một pixel trên ảnh đã tạo nên hiện tượng nhiễu trên ảnh SAR. Kết quả là xảy ra hiện tượng sáng và tối trên ảnh ngay cả khi bộ cảm quan sát một khu vực đồng nhất. Hiện tượng nhiễu hạt tiêu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh, gây khó khăn trong quá trình giải đoán và phân tích thống kê phân biệt các vùng trên ảnh dựa vào độ lệch chuẩn giá trị cường độ xám trên ảnh.

Hiện nay, có nhiều phương pháp để xử lý nhiễu hạt tiêu trên ảnh SAR như xử lý nhiều look, sử dụng các thuật toán lọc nhiễu ảnh. Tuy nhiên, đối với việc phát hiện vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR đòi hỏi cần xác định được các hình dạng vết dầu dạng mảng và đảm bảo giữ nguyên đường biên của vết dầu trong quá trình xử lý. Một số phương pháp lọc nhiễu làm giảm nhiễu hạt tiêu nhưng có thể làm mất những vết dầu nhỏ, hẹp và làm mờ đường biên của vết dầu. Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp lọc nhiễu ảnh SAR trong nghiên cứu phát hiện vết dầu trên biển là cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần (Trang 45 - 46)