Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 31 - 34)

Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Tháng 12 năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước (BTA) bắt đầu có hiệu lực. Sự kiện quan trọng gần đây nhất đánh dấu bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước là ngày 20 tháng 12 năm 2006, Tổng thống Bush đã ký luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam.

Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 - năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam - lên 1,4 tỷ USD năm 2001 - năm trước khi BTA có hiệu lực - và đạt xấp xỉ 9,5 tỷ USD năm 2006. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 35 của Hoa Kỳ, có hơn 1000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam.

Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)...

Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 9/12/2006, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự

luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này. Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA).

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhẩy vọt từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên 6,5 tỷ USD năm 2005, đạt 8,5 tỷ USD năm 2006. Nếu tính riêng về xuất khẩu hàng hóa, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào thị trường Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2005 gồm: dệt may (44,8%); giầy dép (11%); đồ gỗ (10,7%); thuỷ hải sản kể cả thuỷ hải sản chế biến (9,6%); nông lâm sản và thực phẩm kể cả thực phẩm chế biến (6,1%) trong đó chủ yếu là cà phê, hạt điều, tiêu, mật ong tự nhiên, cao su thiên nhiên); dầu khí và sản phẩm dầu khí (7,7%).

Kim ngạch hai chiều năm 2007 đạt 13 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2006. Hoa Kỳ trở thành bạn hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam và cũng là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn nhất. Bộ Công Thương cũng cho biết hiện các doanh nghiệp xuất khẩu hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang tập trung vào 18 nhóm mặt hàng, trong đó có 3 mặt hàng đầu bảng là dệt may, đồ gỗ-nội thất và giầy dép, chiếm tỷ lệ cao (năm 2007 là 6,6 tỷ USD, chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này).Các mặt hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu gồm máy bay dân dụng, máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giầy,v.v. Nói chung, xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng công nghệ cao, mặc dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác, hoặc các nguyên liệu, phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu.

Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ của thế giới, không kể lượng hàng hóa sản xuất trong nước, hàng năm thị trường này còn nhập khẩu lượng hàng hóa lên đến hàng trăm tỷ USD. Đây là một thị trường mở, đầy tiềm năng nhưng cũng được đánh

giá là thị trường khó tính nhất với các loại hàng hóa nhập khẩu. Làm thế nào để tìm ra cách tiếp cận, đưa hàng hóa vào thị trường này có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam...

Xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua vào Hoa Kỳ có tốc độ tăng khá nhanh. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực vốn được coi là thế mạnh của ta như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ và một số mặt hàng nông sản cà phê, điều, hạt tiêu. Mặc dù các mặt hàng trên đã tiếp cận vào thị trường này nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn gặp phải không ít khó khăn trong cạnh tranh, rào cản thương mại và đặc biệt là thiếu thông tin tiếp cận cụ thể cho từng ngành hàng. Doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận thị trường Hoa kỳ theo cách nào để phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình và đứng vững được trên thị trường này? Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những thay đổi cách làm truyền thống, nhanh nhạy hơn trong nắm bắt thị hiếu, văn hóa tiêu dùng và hiểu biết quy định về pháp lý tại thị trường cần đưa hàng vào.

Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng ( Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu)

Do thị trường Hoa Kỳ nổi tiếng phát sinh nhiều vụ kiện nên theo các luật sư, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rất cần được doanh nghiệp đặc biệt lưu tâm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các phương thức đăng ký bảo hộ ở Hoa Kỳ để bảo vệ nhãn hiệu một cách hữu hiệu, nhanh chóng và tiết kiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý vận dụng quy định quốc tế để chủ động có chiến lược xâm nhập vào thị trường này.

Về mặt thị trường, theo các chuyên gia kinh tế, muốn chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, trước hết doanh nghiệp phải hiểu tường tận hệ thống thị trường của nước này để từ đó đưa ra “đường đi nước bước” phù hợp. Cách xuất khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận và hàng hoá Việt

Nam ít có cơ hội để người tiêu dùng Hoa Kỳ biết tới. Điểm mấu chốt cần biết là tại Hoa Kỳ, các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự làm tất cả các khâu: nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối, nhập khẩu…. Các tập đoàn và công ty lớn có tác động mạnh đến chính sách của Chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ vân động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ. Do đó các công ty vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hoá và bán theo một số cách thức như bán xỉ cho các cửa hàng bán lẻ, bán hàng cho nhà phân phối, bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp, bán xỉ và lẻ qua đường bưu điện. Thậm chí một số nhà nhập khẩu còn bán hàng theo catalogue qua các nhà buôn hay trực tiếp thành lập công ty để bán hàng theo catalogue. Ngoài ra, nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ cũng có nhiều cách bán hàng khác rất đa dạng và “thú vị”, chẳng han bán hàng trực tiếp cho các nhà máy, công xưởng, bán hàng qua buổi tiệc bán hàng, bán ở chợ, ngoài trời, bán hàng qua các hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ, bán hàng qua hệ thống Internet….

Thông tin về thị trường Hoa Kỳ là điều bắt buộc các doanh nghiệp phải nắm rõ. Phải nắm rõ được thị hiếu, sở thích của người dân Hoa Kỳ, qua đó đáp ứng yêu cầu. Về xuất xứ hàng hoá, người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thường không quan tâm mấy. Họ mua sắm theo thị hiếu tiêu dùng. Trong mua sắm, điều quyết định quan trọng với họ là việc thích hay không thích và có muốn mua hay không mà thôi. Cũng như các thị trường khó tính khác, chất lượng hàng hoá luôn là vấn đề quan trọng nhất, mẫu mã bắt mắt, thu hút sẽ tạo thêm lực hút với khách hàng Hoa Kỳ đến với sản phẩm.

Quan trọng nữa là các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới đặc trưng của nền kinh tế Hoa Kỳ - một nền kinh tế thị trường có rất ít sự can thiệp của Chính phủ. Theo các chuyên gia, muốn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần chọn những cách tiếp cận mang tính năng động nhất. Tham gia gian hàng hội chợ là dịp thuận lợi nhất để doanh nghiệp gặp gỡ khách hàng và tìm kiếm đối tác mới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 31 - 34)