- Đố em: Trên Trái đất, chỗ nào lạnh nhất, chỗ nào nóng nhất ?
Tuần: 12 Tiết : 12
BÀI 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI, NGẮN THEO MÙA.
*Sau bài học,hs cần:
- Hiểu và trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu: Khi là mùa lạnh thì ngày ngắn,đêm dài.Khi là mùa nóng thì ngày dài,đêm ngắn. - Nắm được khái niệm các đường chí tuyến Bắc,chí tuyến Nam,vòng cực Bắc,vòng cực Nam.
- Biết dùng quả Địa Cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất.
II/ Chuẩn bị: - Quả Địa Cầu.
- Phiếu học tập (mỗi H chuẩn bị một phiếu). - Tranh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Bảng phụ.
III/ Tiến trình dạy-học; 1. Ổn đ ịnh l ớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở 4 vị trí: Hạ chí, Đông chí, Thu phân, Xuân phân?
3. Bài mới:
Vận động tự quay quanh trục của TĐ đã tạo ra hiện tượng ngày và đêm trên TĐ, song do sự chuyển động của TĐ quanh MT mà nhịp điệu ngày đêm diễn ra ở mỗi nơi trên TĐ khác nhau,có nơi ngày đêm luôn bằng nhau,có nơi ngày dài hơn đêm, hay đêm dài hơn ngày. Thậm chí có những nơi ngày, đêm dài suốt 6 tháng....Đó là những nơi nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs
*Hoạt động 1:
-G treo tranh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa cho H quan sát, yêu cầu H thảo luận theo nhóm,cặp để trả lời các câu hỏi:
? Tại sao đường biểu thị trục TĐ và đường phân chia sáng, tối lại không trùng nhau?
? Điều đó làm cho phần được chiếu sáng và phần nằm trong bóng tối (ngày và đêm) ở mỗi bán cầu như thế nào?
- G dùng quả địa cầu để minh họa cho H quan sát ( Trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối) => Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai nửa cầu.
-G tổ chức cho H làm việc theo cặp:
Quan sát H24 và H25-SGK, để hoàn thành
1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ trên Trái Đất
- Do đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, trục TĐ lại luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033' nên hai mặt phẳng chứa đường sáng tối và Bắc Nam đi qua tâm TĐ và hợp thành một góc 23027'
phiếu học tập bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV treo bảng phụ gọi đại diện H lên bảng điền từng phần nhỏ để hoàn thành phiếu học tập:
+ Điền dấu: < ; >; = vào các
S: Phần được chiếu sáng.
T: Phần không được chiếu sáng (tối). BC: Bán cầu. MT: Mặt Trời. VT: Vĩ tuyến. BBC: Bắc bán cầu. NBC: Nam bán cầu Ngày BC nào ngả về phía MT nhất Tia MT chiếu thẳng góc ở vĩ VT đó gọi là gì
Hiện tượng sảy ra
Ở BBC Ở NBC Ở Xích Đạo 22 6 BBC 23027' Bắc Chí tuyến Bắc ST Ngày Đêm ST Ngày Đêm ST Ngày Đêm 22 12 NBC 23027' Nam Chí tuyến Nam ST Ngày Đêm ST Ngày Đêm ST Ngày Đêm 21 3 và 23 9 Ngả đều về phía MT 00 X.Đ ST Ngày Đêm ST Ngày Đêm ST Ngày Đêm - Từ phiếu học tập G hướng dẫn H rút ra kết luận: *Hoạt động2:
-GV yêu cầu cả lớp quan sát H25 SGK và thảo luận.
? Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày hoặc đêm của các điểm trên vĩ tuyến 66033' Bắc-Ví dụ điểm D,và 66033' Nam- Ví dụ điểm D' như thế nào?
*Kết luận:
a/ Ở Xích Đạo luôn có ngày dài bằng đêm. b/ Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên TĐ đều có ngày bằng đêm.
c/ Ngày 22/6 ở BBC có ngày > đêm. NBC có ngày < đêm. d/ Ngày 22/12 NBC có ngày > đêm. BBC có ngày < đêm.
2. Ở hai miền cực số ngày có ngày,đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa
* Ngày 22/6:
+Tại 66033' B, ngày dài 24 giờ. +Tại 66033' N, đêm dài 24 giờ. * Ngày 22/12:
? Người ta gọi vĩ tuyến 66033' Bắc và 66033' Nam là những đường gì?
*GV: Từ 66033' B đến cực Bắc gọi là "miền cực Bắc".
Từ 66033' Nam đến cực Nam gọi là "miền cực Nam".
Như vậy, có thể coi các vòng cực Bắc và vòng cực Nam là giới hạn của những miền cực.
G dùng qủa ĐCầu và H23 để giới thiệu: + Ngày 21/3-Xuân phân, mọi nơi trên TĐ đều có ngày dài bằng đêm, kể từ thời điểm này BBC bắt đầu ngả về phía MT, hiện tượng ngày kéo dài 24 giờ thoạt tiên chỉ xuất hiện ở cực Bắc.Sau đó diện tích có ngày kéo dài 24 giờ trở lên ngày càng lui dần về phía XĐ.
Đến ngày 22/6 diện tích có ngày trên 24 giờ lui đến những vĩ tuyến thấp nhất là 66033' B và ở vĩ tuyến này ngày 24 giờ chỉ diễn ra một lần trong năm.Sau đó ngày 23/9 TĐ lại trở lại tình trạng như ngày 21/3, mọi nơi trên TĐ đều có ngày bằng đêm.
? Quan sát H24 và cho biết ở đâu có ngày và đêm dài suốt 6 tháng?
-G : các nhận xét này cũng đúng với miền cực Nam song thời gian diễn ra trái ngược với miền cực Bắc.
+Tại 66033' N,ngày dài 24 giờ. +Tại 66033' B,đêm dài 24 giờ. - Vòng cực Bắc và vòng Cực Nam
*Tại cực Bắc:
+Ngày dài suốt 6 tháng mùa nóng. +Đêm dài suốt 6 tháng mùa lạnh.
4. Củng cố :
- GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ trong SGK. ? Dựa vào kiến thức đã học giải thích câu ca dao:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối".
? Đêm trắng là hiện tượng như thế nào? Tại sao những vùng có vĩ độ cao lại có hiện tượng đêm trắng?
5. Hướng dẫn:
-Học bài và làm bài tập trong SGK. - Đọc và chuẩn bị bài số 10.
Tuần: 13 Tiết : 13