I/ Mục tiêu bài học *Sau bài học, H cần:
- Hiểu và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ, lớp trung gian và lớp lõi (nhân). Mỗi lớp có một đặc điểm riêng về độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ. - Biết cấu tạo của vỏ Trái Đất gồm những địa mảng khác nhau,chúng có thể di chuyển tách xa hoặc xô vào nhau tạo ra hiện tượng động đất, núi lửa, các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương hoặc ven bờ các lục địa.
II/ Chuẩn bị - Quả Địa Cầu.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh cấu tạo bên trong của Trái Đất. III/ Tiến trình dạy- học
1. Ổn đ ịnh l ớp 2. Kiểm tra bài cũ:
? Dựa vào H24 trong SGK hãy phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12?
3. Bài mới:
Nhu cầu khám phá bí ẩn của TĐ không chỉ ở việc tìm hiểu vị trí, hình dạng, kích thước, sự vận động của TĐ trong không gian ....mà còn ở việc lí giải cấu tạo bên trong của TĐ như thế nào? Trải qua nhiều năm nghiên cứu của các nhà khoa học, bức màn bí ẩn về cấu tạo bên trong của TĐ đã dần hé lộ những điều lí thú mà các em sẽ được nghiên cứu trong bài học hôm nay....
Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs
*Hoạt động 1
- G treo tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất cho H quan sát, yêu cầu H kết hợp H26 và bảng ở trang 32-SGK, cho biết:
? Cấu tạo Trái Đất gồm có những lớp nào ?
-G lấy ví dụ: Trái Đất là quả trứng thì vỏ trứng là lớp vỏ TĐ, lòng trắng- Lớp trung gian, Lòng đỏ- Lớp lõi.
? Độ dày và trạng thái vật chất,nhiệt độ của từng lớp như thế nào?
(HS nêu đặc điểm theo bảng tổng hợp trang 32 SGK).
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất:
- Cấu tạo Trái Đất gồm 3 lớp: + Lớp vỏ (Thạch quyển) + Lớp trung gian. + Lớp lõi (Nhân). a) Lớp vỏ: - Độ dày: 5-70 km - Trạng thái : rắn chắc.
- Nhiệt độ : càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa đạt 10000C.
b) Lớp trung gian: - Độ dày: gần 3000 km.
- Trạng thái : Từ quánh dẻo -> lỏng. - Nhiệt độ: ≈ 15000C -> 47000C. c) Lớp lõi:
- Độ dày : > 3000 km.
G giới thiệu lại trên tranh vẽ và chuẩn kiến thức:
+ Lớp vỏ: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên, môi trường xã hội loài người. + Lớp trung gian: nguyên nhân gây ra sự di chuyển các lục địa trên bề mặt TĐ. + Lõi: Nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc
-G: trong các lớp cấu tạo bên trong của TĐ, "lớp vỏ TĐ" có cấu tạo và vai trò rất đặc biệt mà chúng ta sẽ tìm hiểu ...
*Hoạt động 2
-G yêu cầu H dựa vào H26, 27 và nội dung mục 2-SGK trang 32-33 để trả lời các câu hỏi:
? Lớp vỏ TĐ có vị trí như thế nào?
? Lớp vỏ TĐ chiếm bao nhiêu thể tích và khối lượng so với toàn bộ TĐ ? (
? Tại sao nói, lớp vỏ TĐ có vai trò rất quan trọng ?
? Vỏ TĐ có phải là một khối liên tục không? Nó có cấu tạo gồm các địa mảng chính nào?
? Vị trí của các địa mảng có cố định không? Khi hai địa mảng tách ra xa nhau, hoặc xô chờm vào nhau gây nên hệ quả gì?
G kết luận:
-G chỉ trên quả Địa Cầu hoặc bản đồ TG các dãy núi ven bờ các lục địa để minh hoạ cho các hệ quả trên.
- G yêu cầu H đọc bài đọc thêm trang 36 SGK.
- Nhiệt độ : Cao nhất, ≈ 50000C.
H nghe
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
- Là lớp ngoài cùng của TĐ
- Vỏ TĐ rất mỏng so với các lớp khác,chỉ chiếm 1 % thể tích và 0,5 % khối lượng TĐ.
- Có vai trò rất quan trọng, là nơi sinh sống, tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và xã hội loài người.
- Vỏ TĐ không phải là một khối liên tục mà gồm nhiều địa mảng tạo thành, có 7 địa mảng chính là : Á Âu, Bắc Mĩ, Nam Mĩ,Thái Bình Dương, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nam Cực
+ Khi hai địa mảng tách ra xa nhau,vật chất ở tầng sâu sẽ trào ra hình thành núi ngầm dưới đáy đại dương.
+ Khi hai địa mảng xô chờm vào nhau hoặc luồn xuống dưới nhau làm cho vật chất bị dồn ép hoặc bị đội lên thành núi và ở đó cũng sinh ra núi lửa, động đất
- Các địa mảng có thể dịch chuyển tách ra xa nhau, xô chờm vào nhau...tạo núi, vực biển, động đất, núi lửa..
H đọc bài 4. Củng cố
a) Nêu đặc điểm của lớp trung gian, vai trò của lớp mềm( trong lớp man ti trên) đối với sự hình thành, xuất hiện địa hình, núi lửa, động đất trên bề mặt TĐ?
b) Khi các địa mảng di chuyển có những cách nào ? Cách xa nhau.
Hai mảng gặp nhau. Trượt bậc.
5. Hướng dẫn
- G hướng dẫn H làm bài tập 3 vào vở bài tập, học câu hỏi 1,2. - Chuẩn bị cho giờ thực hành: Quả Địa Cầu; Bản đồ TG.
- Tìm hiểu và xác định vị trí 6 lục địa; 4 đại dương trên bản đồ.
Tuần: 14 Tiết : 14
BÀI 11: THỰC HÀNH:
SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA, ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. I/ Mục tiêu bài học
*Sau bài học,H cần nắm được:
+ Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất và hai bán cầu.
+ Tên, xác định đúng 6 lục địa và 4 đại dương trên quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
II/ Chuẩn bị
- Quả Địa Cầu, hoặc bản đồ thế giới. III/ Tiến trình dạy-học
1. Ổn đ ịnh l ớp 2. Kiểm tra bài cũ:
? Cấu tạo bên trong của TĐ gồm có mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp ?
? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ TĐ và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Mở đầu bài học.
Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs
*Hoạt động 1
-G yêu cầu H quan sát H28 và kết hợp vốn hiểu biết, cho biết:
? Tỷ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở hai nửa cầu Bắc và Nam
-G dùng quả Địa Cầu (bản đồ thế giới) yêu cầu H lên bảng xác định.
? Trái Đất có bao nhiêu lục địa? Tên, vị trí các lục địa?
? Lục địa nào có diện tích lớn nhất nằm ở nửa cầu nào ?
? Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất nằm ở nửa cầu nào ?
? Xác định trên bản đồ các lục địa nằm ở BBC?
? Các lục địa nằm hoàn toàn ở NBC? ? Vậy lục đại Phi nằm ở đâu trên TĐ ? ? Dựa vào bảng trang 35 SGK cho biết: Nếu diên tích bề mặt TĐ là 510 triệu km2
thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu % ? Tức là bao nhiêu km2 ? ? Có mấy đại dương? Đại dương nào có diện tích lớn nhất? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
? Dựa vào bản đồ treo tường cho biết: các
- Nửa cầu Bắc phần lớn có các lục địa tập trung, còn gọi là lục bán cầu.
- Nửa cầu Nam có các đại dương phân bố tập trung, còn gọi là thuỷ bán cầu.
1. Các lục địa
- Trên bề mặt Trái Đất có 6 lục địa: Á-Âu; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực; Ôxtrâylia.
+ Lục địa Á-Âu có diện tích lớn nhất, nằm ở BBC.
+ Lục địa Ôxtrâylia có diện tích nhỏ nhất, nằm ở NBC.
+ Lục địa nằm ở BBC: Á -Âu, Bắc Mĩ. + Lục địa nằm ở NBC: Nam Mĩ; Nam Cực; Ôxtrâylia.
+ Lục đại Phi: Nằm ở cả hai nửa cầu. 2. Các đại dương:
- Diện tích bề mặt các đại dương chiếm 71% bề mặt TĐ tức là 361 triệu km2.
- Có 4 đại dương trong đó: + Thái Bình Dương lớn nhất. + Bắc Băng Dương nhỏ nhất.
đại dương có thông với nhau không? Con người đã làm gì để nối các đại dương trong giao thông đường biển?
? Hiện nay có công trình nào nối đảo Anh Quốc với Châu Âu ?
*Hoạt động 2: Quan sát H29 và cho biết:
? Các bộ phận của rìa lục địa? Độ sâu? ? Rìa lục đại có giá trị kinh tế đối với đời sống và sản xuất của con người như thế nào?
*G lưu ý H
+ Lục địa: chỉ có phần đất liền xung quanh, bao bọc bởi các đại dương, không kể các đảo => Kn về tự nhiên.
+ Châu lục: Bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo xung quanh là những bộ phận không thể tách rời của các quốc gia trong Châu lục =>Kn có tính chất văn hoá, lịch sử.
với nhau, và có tên chung là: Đại dương thế giới.
=>Con người đã biết đào kênh rút ngắn con đường qua hai đại dương.
- Xây dựng kênh đào: Xuyê, Panama 4. Rìa lục địa
*Rìa lục địa gồm:
+ Thềm: Sâu 0 ->200m. + Sườn: 200 ->2500m.
Bãi tắm đẹp, làm muối, đánh bắt cá, khai thác dầu khí...
4. Củng cố :
- G dùng bản đồ thế giới, yêu cầu H lên bảng xác định lại các lục địa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
? Chỉ giới hạn các đại dương? Đại dương nào có diện tích lớn nhất? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
- H đọc bài đọc thêm trong SGK-tr 36. + Chơi trò chơi:
GV đọc tên, xác định vị trí 6 châu lục, 4 đại dương trên bản đồ TG - Cả lớp quan sát nhanh trên bản đồ TG.
5. Hướng dẫn
- Làm BT trong SBT Địa lí 6. - Làm câu hỏi 1, 2 SGK.
- Tìm hiểu năm xây dựng, quốc gia có chủ quyền và giá trị kinh tế của hai kênh đào Panama và Xuyê.
- Đọc các bài đọc thêm trong chương I: Trái Đất. - Đọc trước bài sau: Các TP tự nhiên của Trái Đất.
Tuần: 15 Tiết : 15
Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT. BÀI 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I/ Mục tiêu bài học
*Sau bài học, H cần nắm được:
+ Hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất là do tác động của nội lực và ngoại lực.Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
+ Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng núi lửa, động đất, và cấu tạo của một ngọn núi lửa.
II/ Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên thế giới. - Tranh ảnh về núi lửa,động đất. III/ Tiến trình dạy-học:
1. Ổn đ ịnh l ớp 2. Kiểm tra bài cũ:
- G treo bản đồ tự nhiên thế giới, yêu cầu H lên bảng xác định giới hạn và đọc tên các lục địa, đại dương trên bản đồ thế giới.
3. Bài mới1
*Giới thiệu bài: Mở bài SGK.
Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs
*Hoạt động 1:
-G hướng dẫn H quan sát BĐ thế giới, đọc chỉ dẫn kí hiệu về độ cao qua các thang màu trên lục địa và độ sâu dưới đại dương.
? Xác định khu vực tập trung nhiều núi cao, tên núi? Đỉnh cao nhất- nóc nhà thế giới. Đồng bằng rộng lớn ? Khu vực có địa hình thấp dưới mực nước biển ?
? Qua bản đồ, em có nhận xét gì về địa hình Trái Đất
-G: Địa hình bề mặt TĐ đa dạng, cao thấp khác nhau: chỗ núi cao, chỗ đồng bằng, chỗ thấp hơn mực nước biển=> Kết quả tác động lâu dài và liên tục của hai lực đối nghịch: Nội lực và ngoại lực.
*Hoạt động 2 -G yêu cầu H đọc phần 1- SGK:
? Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt Trái Đất ?
? Vậy nội lực là gì ?
- Dãy Hi-ma-lay-a-> Đỉnh E-vơ-rét, các đồng bằng Trung Âu, một số đồng bằng châu thổ lớn Hà Lan- đắp đê biển...
- Cao, thấp, gồ ghề, ...
1/ Tác động của nội lực và ngoại lực
- Do tác động của hai lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực
- Nội lực : là lực sinh ra bên trong TĐ làm thay đổi vị trí lớp đá của vỏ TĐ dẫn tới hình thành địa hình như : tạo núi, hoạt
? Ngoại lực là gì ?
? Nếu nội lực tốc độ nâng địa hình mạnh hơn ngoại lực san bằng thì núi có đặc điểm gì ?
? Ngược lại, nội lực < ngoại lực thì địa hình có đặc điểm gì ?
? Nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất ? -GV hướng dẫn H khai thác H30 và một số hình ảnh về ngoại lực.
*Hoạt động 3:
*Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết: ? Núi lửa và động đất do nội lực hay ngoại lực sinh ra ? Sinh ra từ lớp nào của Trái Đất?
? Đặc điểm của vỏ Trái Đất nơi có động đất và núi lửa như thế nào ?
G treo tranh núi lửa cho H quan sát, yêu cầu H kết hợp với H31 trong SGK, chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa ?
? Núi lửa được hình thành như thế nào? Hoạt động của núi lửa ra sao? Tác hại và ảnh hưởng của núi lửa trong cuộc sống của con người?
? Việt Nam có địa hình núi lửa không? Phân bố ở đâu ?
? Vì sao Nhật Bản, Ha Oai có nhiều núi lửa ?
G : Vành đai núi lửa TBD phân bố 7200 núi lửa sống, hoạt động mãnh liệt nhất thế
động núi lửa và động đất.
- Ngoại lực : Là những lực xảy ra bên trên bề mặt đất, chủ yếu là quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực, sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ, không khí, biển động.
=> Hai lực luôn xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất
- Núi cao nhiều và càng ngày càng cao - Hạ thấp địa hình
2/ Núi lửa và động đất
-Do nội lực sinh ra, từ lớp vỏ của Trái Đất - Mỏng, nơi tiếp xúc địa mảng
a. Núi lửa: H kể
- Núi lửa là hiện tượng phun trào Mắcma ở các lớp đất sâu trong bề mặt đất, mắcma là vật chất nóng chảy và bão hòa khí được sinh ra trong lớp vỏ TĐ ở những nơi có nhiệt độ cao, có độ sâu từ vài chục đến 700 km.
Dung nham khi bị phân hủy sẽ tạo thành một loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp với trồng cây công nghiệp
- Cao nguyên núi lửa Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ
giới
-G yêu cầu H đọc mục động đất và cho biết:
? Vì sao có động đất? Động đất là gì? Hiện tượng động đất xảy ra ở đâu? Tác hại nguy hiểm của động đất?
? Xác định những vùng thường có động đất trên bản đồ thế giới ?
-G cho H quan sát H33 để thấy tác hại của động đất
? Để hạn chế bớt tác hại của động đất, con người đã có những biện pháp khắc phục như thế nào ?
-G cho H đọc bài đọc thêm để minh họa cụ thể cho hai hiện tượng núi lửa và động đất.
b/ Động đất:
- Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển gây thiệt hại về người và của .
Động đất xảy ra ở những nơi vỏ TĐ không ổn định, nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo
H xác định
- Để khắc phục thiệt hại do động đất gây ra:
+ Xây nhà chịu chấn động lớn.
+ Nghiên cứu, dự đoán để sơ tán dân.
=>Động đất và núi lửa đều do nội lực sinh ra .
4. Củng cố
- G yêu cầu 1-2 H đọc phần ghi nhớ trong SGK.