Hệ thống NHNo tại TPHCM

Một phần của tài liệu 161 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực TPHCM (Trang 38 - 40)

Hệ thống NHNo khu vực TPHCM hiện nay gồm 48 chi nhánh cấp 1, và hơn 150 phòng giao dịch trực thuộc được phân bố đều trên khắp các quận huyện.

STT Chi nhánh STT Chi nhánh STT Chi nhánh

1 Sài Gòn 17 Phú Mỹ Hưng 33 Bình Tân

2 Lý Thường Kiệt 18 Nam Sài Gòn 34 CN 3

3 An Phú 19 Quận 7 35 CN 4

4 Trường Sơn 20 Quận 10 36 CN 6

5 Phan Đình Phùng 21 Hùng Vương 37 CN 8

6 Quận 1 22 Tân Bình 38 CN 9

7 TPHCM 23 KCN Tân Bình 39 Mỹ Thành

8 Mạc Thị Bưởi 24 Tân Phú 40 CN 11

9 KCN Tân Tạo 25 Bình Thạnh 41 Bình Chánh

10 KCN Hiệp Phước 26 Phú Nhuận 42 Hóc Môn

11 Bến Thành 27 Gò Vấp 43 Xuyên Á

12 Miền Đông 28 Thủ Đức 44 An Sương

13 Chợ Lớn 29 Bình Triệu 45 Củ Chi

14 Quận 5 30 Đông Sài Gòn 46 Nhà Bè

15 Nam Hoa 31 Tây Sài Gòn 47 Phước Kiển

16 Tây Chợ Lớn 32 Bắc Sài Gòn 48 Cần Giờ

Đây là địa bàn kinh doanh chủ lực mang lại gần 30% tổng thu nhập toàn hệ thống, 28% tiền gửi toàn hệ thống và chiếm 19.5% tổng dư nợ. Tỷ lệ sử dụng vốn đạt

72.7% (chưa tính dự trữ bắt buộc và thanh toán) so với nguồn vốn, đảm bảo điều chuyển một lượng vốn đáng kể cho toàn ngành.

Chiếm 12.3% tổng huy động, dư nợ chiếm 10% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM. Thị phần nguồn vốn giảm 1.1% và dư nợ giảm 2.1% so đầu năm do các chi nhánh chưa tận dụng lợi thế về mạng lưới, thương hiệu cạnh tranh với TCTD khác, thậm chí một số chi nhánh còn cạnh tranh nhau, nhất là khách hàng tiền gửi.

Trong điều kiện vốn tăng chậm, giảm mạnh tại một số thời điểm, các chi nhánh đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, giải quyết vốn thu mua lương thực xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời, thỏa thuận điều chỉnh lãi suất cho vay đối với dư nợ cũ theo lộ trình, phù hợp diễn biến thị trường, thỏa thuận giảm hạn mức tín dụng, giãn giải ngân đối với các dự án đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Cho vay bằng ngoại tệ chiếm 6.1% so tổng dư nợ và chiếm 29% so nguồn ngoại tệ, đảm bảo tự cân đối trên địa bàn và góp phần điều hoà cho hệ thống.

•Doanh số mua bán ngoại tệ: tiếp tục tăng trưởng, đạt 64% của năm 2007, thanh toán quốc tế tiếp tục phát triển ổn định, số món và doanh số thanh toán đều đạt trên 50% của năm 2007

•Công tác kiểm tra, kiểm soát: luôn được coi trọng và thực hiện thường xuyên theo đề cương của trụ sở chính và Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam. Qua các đợt kiểm tra, đã phát hiện những sai sót và kịp thời sửa chữa.

•Công tác tuyên truyền quảng cáo, đào tạo đều được các chi nhánh tại TPHCM quan tâm, tập trung đầu tư, để nâng cao hình ảnh, vị thế của NHNo tại TPHCM.

•Kết quả tài chính: Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhưng quỹ thu nhập các chi nhánh đạt 509.3 tỷ đồng, bằng 47% năm 2007 và 66% so cùng kỳ; 41/48 chi nhánh có quỹ thu nhập dương, nhiều chi nhánh có quỹ thu nhập cao như Sài Gòn, Mạc Thị Bưởi, TPHCM, CN 6, Quận 10… 7 chi nhánh có quỹ thu nhập âm do chi nhánh chưa

thu được các khoản nợ lãi cho vay trung, dài hạn đến hạn, chi phí lãi suất đầu ra cao trong khi việc điều chỉnh các món vay cũ gặp khó khăn hoặc do chi nhánh mới nâng cấp nên chi phí đầu tư ban đầu khá lớn trong khi thu từ hoạt động tín dụng chưa cao.

Một phần của tài liệu 161 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực TPHCM (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)