Hiệu trưởng với việc xây dựng công đoàn trường học vững mạnh

Một phần của tài liệu Bài soạn Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Trang 30 - 31)

2.5.1.Những vấn đề chung

Muốn phát huy tính sáng tạo, tinh thần chủ động, quyền làm chủ của giáo viên, nhân viên trong công việc nhà trường cần xây dựng công đoàn vững mạnh để làm chỗ dựa tin cậy cho các công đoàn viên trong quá trình sử dụng quyền dân chủ. Bởi vì công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội, là người đại diện tiếng nói tập thể của giáo viên, nhân viên trong công tác quản lý trường học, là người bảo vệ lợi ích của họ.

Xây dựng công đoàn là nhiệm vụ nội bộ của công đoàn, có trách nhiệm của chi bộ Đảng, nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ của hiệu trưởng nhà trường vừa là trách nhiệm của một Đoàn viên công đoàn.

Yêu cầu của một công đoàn trường học vững mạnh là công đoàn có những hình thức hoạt động độc lập, mang sắc thái nghề nghiệp, được đông đảo quần chúng thừa nhận, được chính quyền nhà trường khẳng định vị trí, vai trò của nó.

2.5.2.Những việc Hiệu trưởng cần làm

a. Nắm vững vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của công đoàn. Đó là một trong những tiền đề để phối hợp có kết quả.

b. Thực hiện các quy định phối hợp và quy chế tổ chức và hoạt động của công đoàn trường học trong khả năng thực tế, tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoàn thành nhiệm vụ: Cung cấp thông tin cần thiết theo đúng chế độ, nguyên tắc, thể lệ hiện hành. Quan tâm đến các khó khăn trong hoạt động công đoàn. Tạo điều kiện về thời gian cho công đoàn hoạt động để công đoàn thực hiện chức năng, quyền và trách nhiệm của mình. Bảo đảm chế độ lao động cho cán bộ công đoàn theo quy định hiện hành.

c. Phối hợp với công đoàn xây dựng "Tủ sách công đoàn" để lưu lại những văn bản cuả Nhà nước, của ngành giáo dục, Tổng liên đoàn,... và những tài liệu về hoạt động công đoàn để cán bộ công đoàn cần thì có đọc.

d. Khi điều động cán bộ công đoàn trong ban chấp hành sang công tác khác, hiệu trưởng phải trao đổi và được sự nhất trí của ban chấp hành công đoàn trường; đối với Chủ tịch, phải được sự thoả thuận của công đoàn cấp trên liền cấp. Trường hợp không nhất trí được thì hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn phải báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và Ban thường vụ công đoàn cấp trên xem xét giải quyết.

e. Làm việc với Chi bộ, với công đoàn cấp trên khi cần thiết để Chi bộ chỉ đạo công tác cán bộ công đoàn, định hướng lựa chọn cán bộ đáp ứng các yêu cầu công tác. Khi có sự thay đổi cán bộ chủ chốt của công đoàn trường cần bảo đảm việc bàn giao đầy đủ hồ sơ, sổ sách của công đoàn.

Một phần của tài liệu Bài soạn Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Trang 30 - 31)