- Đặc điểm của sản xuất Việt Nam là làm an manh mún, nhỏ lẻ, chưa có các trang trại hay các doanh nghiệp lớn. Hình thức chủ yếu chỉ là các hộ gia đình với diện tích canh tác nhỏ, vốn ít. Giữa các hộ gia đình này còn thiếu sự liên kết chặt chẽ mà còn theo xu hướng tách biệt. Chính vì vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất gặp rất nhiều hạn chế và kết quả đạt được không cao : nguồn nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao và không đồng đều.
- Sản phẩm nông sản của Việt Nam còn phụ thuộc rât nhiều vào điều kiện tự nhiên và phát triển mang tính chất mùa vụ, theo phong trào. Do đó dẫn đến tình trạng nguồn cung hàng nông sản xuất khẩu không được ổn định, khi thừa, khi thiếu, dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực và gây tổn thất không nhỏ cho bà con nông dân.
- Khó khăn về vốn, trình độ khoa học và công nghệ trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến dẫn đến tình trạng hao hụt trong thu hoạch, chất lượng sản phẩm chế
Hội nhập là xu thế tất yếu, nhưng một cuộc cạnh tranh hoàn toàn không cân sức: Một bên là các hộ tiểu nông Việt Nam với quy mô từ 0,3 – 0,5 ha/hộ chia thành 5-9 mảnh ruộng nhỏ. Bên kia là các hộ sản xuất từ 3 - 5 ha của Thái Lan, từ 30 - 50 ha của châu Âu… với công nghệ và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hơn, thưa tiến sĩ?
Tình trạng sản xuất manh mún, nhất là ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là một hệ thống sản xuất lạc hậu đã tồn tại hàng nghìn năm... Rõ ràng, mở rộng quy mô sản xuất là nhu cầu bức thiết và sống còn trong tương lai. Đây là việc làm không dễ dàng.
Việt Nam đã ban hành chính sách về phát triển kinh tế trang trại, đang khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, khuyến khích chuyện liên kết “4 nhà”, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, cho phép thuê, mướn, liên doanh, liên kết dồn điền, đổi thửa để mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, vẫn nên tính đến một quyết sách mạnh mẽ hơn, đủ sức đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng bế tắc mà những nền kinh tế châu Á khác đã không còn cơ hội vượt qua nổi. ( Theo http://www.cap.gov.vn/News/newsdetail.asp?targetID=812 , Trung tâm tư vấn
chính sách ) Ai cũng thấy: Hơn 80% sản lượng càphê của VN do các hộ cá thể sản xuất. Đây là đối tượng sản xuất hoàn toàn tự do, chẳng có ai quản lý về quy trình sản xuất, thu hái chế biến. Và vì thế mỗi hộ tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, sở thích mà có cách làm khác nhau.
Đa số các hộ dân vào mùa thu hái đều có chung suy nghĩ “xanh nhà hơn già đồng”, vì thế họ tuốt cả cành lúc quả còn xanh. Hái xanh, tuốt cả cành, có lợi về công thu hái, đỡ bị mất cắp, nhưng sẽ làm giảm sản lượng (khoảng 10%) và giảm chất lượng (hương vị càphê sẽ không bảo đảm đúng như bản chất vốn có của nó).
Việc phơi phóng sau khi thu hái cũng mỗi hộ mỗi cách, tuỳ theo điều kiện. Có nơi được phơi trên sân ximăng khá sạch sẽ, có nơi phải đổ trên sân đất, gặp năm thời tiết mưa nhiều thì hạt càphê lẫn trong bùn đất. Nên khi thử nếm càphê có mùi đất và cả mùi nấm mốc là điều dễ hiểu.
http://www.tin247.com/caphe_viet_nam_tut_ hang_do_lam_an_manh_mun-3-
biến có chất lượng kém. Vì vậy, các sản phẩm đã qua chế biến của Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.
- Tình trạng thiếu hụt cán bộ, kỹ sư trong ngành nông nghiệp là rất đáng báo động. Những người tham gia vào sản xuất nông sản xuất khẩu chủ yếu là những người nông dân với trình độ học vẫn thấp và hầu như không được đào tạo cũng như hướng dẫn về các kỹ thuật trồng trọt khoa học. Đội ngũ cán bộ quản lý về hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản còn ít về số lượng và yếu về chuyên môn, hiểu biết về thị trường cùng với những quy định và tiêu chuẩn của thị trưòng Nhật Bản nói riêng và thị trưòng thế giới nói chung còn hạn chế. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành này cũng chưa được quan tâm đúng mức.
- Năng lực tiếp cận thị trường còn thấp: Các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt các yêu cầu và biến động của thị trường Nhật Bản. Chính sự thụ động này khiến cho chúng ta không có sự thay đổi kịp thời để nắm bắt các cơ hội. Cũng chính vì chưa đủ năng lực tiếp cận thị trường nên các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu gián tiếp thông qua nước thứ ba. Bản thân các doanh ngiệp cũng phần lớn chỉ ở quy mô vừa và nhỏ có trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và chuyên môn hạn chế, năng lực kém, chưa có chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài và ổn định. Chúng ta cũng chưa xây dựng được những thương hiệu nông sản vững mạnh và có uy tín trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Vì vậy, làm giảm khả năng xâm nhập của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này.
Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng khả năng thích ứng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản