Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam (Trang 40 - 58)

- Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu lâu dài sang Nhật Bản : điều này xuất phát từ chính đặc điểm của thị trưòng Nhật Bản, người tiêu dùng khá là khó tính và có tâm lý chuộng hàng nội, thich sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận là an toàn hơn. Đối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản thì họ thường xem xét rất kỹ đến nhiều chi tiết và đỏi hỏi công ty đối tác phải có uy tín cao. Chính vì vậy, các công ty xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển kinh doanh cho phù hợp với thị trường này. Trước đây, các công ty của chúng ta thường làm ăn mang tính thời vụ, do đó không có được sự ổn định. Để khắc phục điều này thì cần phải có chiến lược lâu dài, có tầm nhìn xa. Các công ty nếu cỏ đủ năng lực có thể tự mình xây dựng ra chiến lược riêng, hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty tư vấn trong và ngoài nước.

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả : các doanh nghiệp của chúng ta hiện nay thường có quy mô vừa và nhỏ, với nguồn vốn ít ỏi. Vì vậy, khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình cũng như tiến hành thay đổi công nghệ, máy móc cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong tương lai, các doanh nghiệp cần phải huy động được nguồn vốn lớn để đổi mới sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Doanh nghiệp có thể thực hiện huy động vốn thông qua các phuơng pháp như :

+ Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp để phát hành rộng rãi cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán. Qua đó thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trên thị trường.

+ Huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp dưới hình thức vay ngắn hạn hoặc dài hạn với lãi suất khuyến khích. Đồng thời, có thể áp dụng một mức thế chấp nhất định đối với lao động vào làm tại doanh nghiệp, biện pháp này cũng gắn trách nhiệm của nguời lao động với kết quả hoạt động của công ty.

+ Khuyến khích cá nhân, tổ chức, kể cả các ngân hàng trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng chính lợi nhuận của mình. Việc phân bổ lợi nhuận của doanh nghiệp có thẻ dành một phần để tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Nguồn vốn có thể huy động cần phải được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh gây lãng phí, thất thoát vốn. Cần sử dụng ưu tiên cho đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho làm việc và sản xuất, chế biến xuất khẩu. Đầu tư cho các khâu tiêu thụ và tiếp thị một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải dành ra một lượng vốn đảm bảo cho thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, cần có hệ thống kho chứa lượng nguyên liệu dự trữ đảm bảo cho một thời gian sản xuất nhất định, để không bị lúng túng trước sự thay đổi đột ngột của thị trường.

- Liên kết và hợp tác mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản : Các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn có thế lực rất lớn trên thương trường quốc tế, đặc biệt trong cạnh tranh, khống chế thị trường xuất khẩu. xuất phát từ thực tế đó, các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản rất cần có nguồn cung nguyên liệu đảm bảo từ quốc gia khác, như những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm, nhà máy chế biến vầ phân phối rau quả. Điều này mở ra một cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể giai nhập các mạng lưới này và đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các hợp đồng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể trở thành công ty con của các tập đoàn, công ty đa quốc gia của Nhật Bản, tuy nhiên vẫn được quyền kinh doanh quốc tế và sử dụng nhân lực tại chỗ. Từ đó tiến hành liên kết thêm với các doanh nghiệp trong nước, hình thành mạng lưới kinh doanh kinh tế lớn ở Việt Nam. Nhà nước cũng hỗ trợ cho việc sát nhập, liên kết của các doanh nghiệp trong nước. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển nguồn nhân lực : Yếu tố con người là yếu tố quyết định tất cả, vì vậy đầu tư cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả lao động chính là đảm bảo cho phát triển bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm và phải xây dựng chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Có thể nói, hiện nay đội ngũ cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp để phát triển nguồn nhân lực của mình như :

+ Xác định nhu cầu về nhân lực trong tương lai : căn cứ vào sự phát triển của quy mô sản xuất, vào chiến lược phát triển thị trường, vào sự biến đổi của nên kinh tế mà mối công ty cần phải xác định rõ nhu cầu về nguồn nhân lực của công ty mình trong tương lai. Từ đó đề ra kế hoạch tuyển dụng hoặc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.

+ Lựa chọn đối tượng để đào tạo : cần chọn ra những nhân sự có năng lực, có trình độ chuyên môn cao và những đức tính thích hợp để đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong công ty. Tiến hành đào tạo, hoặc cử các đối tượng này đi học bồi dưỡng nghiệp vụ để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

+ Phương pháp và hình thức đào tạo : cần kết hợp nhiều hình thức đào tạo khác nhau như : đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo tập trung, không tập trung … để đạt được hiệu quả cao hơn và không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty.

+ Sử dụng lao động đúng vị trí, đúng nghành nghề, đúng năng lực chuyên môn. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng để khích lệ người lao động. Nên chọn mức lương hoặc thưởng theo doanh thu để tạo áp lực phấn đấu cho nhân viên, và là sụ khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân cố gắng hoàn thành tốt công việc; nâng cao tính cạnh tranh trong công việc. Bên cạnh đó thì cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các chương trình giao lưu để nâng cao tính đoàn kết trong công ty.

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản xuất khẩu : Thương hiệu của sản phẩm đóng một vai trò rất quan trọng đối với sản phẩm. Bởi vì thương hiệu chính là một “điểm nhớ” để người tiêu dùng nhớ về một sản phẩm. Thực tế là bản thân người tiêu dùng họ chỉ quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm mà không mấy khi để ý đến

uy tín của sản phẩm. Đây cũng chính là một điểm yếu của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam nói chung và sản phẩm nông sản xuất khẩu nói riêng. Chúng ta chưa xây dựng được những thương hiệu thực sự lớn, có uy tín trên thế giới. Người tiêu dùng tại nhiều thị trường khác nhau sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam nhưng không có thương hiệu họ cũng không biết đấy là hàng Việt Nam. Chính vì vậy, bản thân các doanh nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp nên tiến hành các công việc sau :

+ Đăng ký, hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác hàng hoá tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam.

+ Yêu cầu Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản.

+ Nghiên cứu luật quảng bá sản phẩm của Nhật Bản, từ đó áp dụng các phương thức thích hợp đẻ quảng bá, phát triển thương hiệu của sản phẩm theo đúng các quy định của luật pháp nước này.

- Tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản : Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản, về các nhà nhập khẩu, nhà phân phối tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản cũng như các tập quán kinh doanh của người Nhật thì có thể liên hệ với các cơ quan chuyên trách để nhận được sự hỗ trợ. Vụ Châu Á-Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Tokyo, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka là một trong những cơ quan, kênh hỗ trợ trực tiếp và thuận tiện cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm và tiếp xúc với nhà nhập khẩu Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản hỗ trợ giao dịch thành công và ký nhiều hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tranh thủ các cơ quan xúc tiến thương mại trong nước như Cục xúc tiến Thương mại (VIETRADE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội ngành hàng, Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Nhật Bản (JETRO), va tham dự các chương trình xúc tiến thương mại để có nhiều cơ hội giao thương, tìm hiểu thị trường.

Thị trường Nhật Bản là một thị trưòng có sức tiêu thụ rất lớn và có rất có tiềm năng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng. Đây lại là một thị trưòng Châu Á, do đó có những nét tương đồng với Việt Nam. Đây là một điểm thuận lợi cho hàng xuất khẩu của chúng ta. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua quan hệ thương mại và chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn phát triển theo xu hướng tốt đẹp và ngày càng cởi mở hơn nữa. Vì vậy, nếu biết cách khai thác phù hợp thì thị trưòng này sẽ đem lại nguồn lợi rất lớn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Bên cạnh những tiềm năng có thể thấy rõ từ thị trường Nhật Bản thì không thể không lưu ý tới sự khắt khe và khó xâm nhập của thị trường này. Tư tưởng bảo hộ ngành nông nghiệp của chính phủ Nhật Bản đã thể hiện rất rõ qua chính sách nhập khẩu hàng hoá, cụ thể biểu hiện qua các công cụ và biện pháp mà Nhật Bản áp dụng. Tạo ra một rào cản cho hàng hoá nhập khẩu nước ngoài khi muốn xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Ngoài ra tâm lý ưa chuộng sử dụng hàng nội địa của người dân Nhật Bản vô hình chung đã góp phần tạo nên sự khó khăn cho các nhà sản xuất nước ngoài khi muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường Nhật Bản.

Trong giai đoạn từ 1997 đến nay, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động; có nhiều năm suy giảm cả về khối lượng và giá trị hàng hoá. Nhưng trong vài năm gần đây, hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã có sự gia tăng trở lại. Đây thật sự là một dấu hiệu đáng mừng cho hàng nông sản Việt Nam. Hiện nay, hàng nông sản Việt Nam mặc dù chưa chiếm được thị phần lớn tại thị trường Nhật nhưng cũng đã từng bước tạo lập được uy tín và duy trì vị trí tại thị trường này. Bên cạnh những thành công mà hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được, bài viết cũng đã đề cập đến những mặt hạn chế, yếu kém còn tồn tại và những nguyên nhân của nó. Để khắc phục những hạn ché này và thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tương lai thì cần phải có sự cố gắng của cả nhà nước và doanh nghiệp. Về phía nhà nước cần phải tạo được những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản và cần có nhứng biện pháp hỗ trợ thích hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự mình tiến hành các giải pháp thích ứng phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo dựng được thương hiệu và uy tín của hàng nông sản tại thị

hỏi cần phải có thời gian, sự tham gia nhiệt tình và tâm huyết của cả nhà nước và doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam không chỉ sang thị trường Nhật Bản mà còn vươn cao hơn nữa trên thị trường thế giới.

Do hạn chế và khả năng thu thập tin tức, hạn chế về kiến thức và năng lực phân tích nên đề án sẽ còn nhiều thiếu sót. Do đó em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá bổ sung từ phía thầy cô. Em cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, người thầy đã tận tình giúp đõ em hoàn thành đề án này.

Danh mục tài liệu tham khảo Sách :

- Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (đồng chủ biên), Giáo trình Kinh tế quốc tê, NXB Lao động-xã hội, 2005.

- Trịnh Thị Ái Hoa, “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam, lý luận và thực tiễn”. NXB Chính trị quốc gia 2007. trang 274-330.

- Nguyễn Hữu Khải, “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế”, NXB Lao động và Xã hội, 2/2005, trang 137 – 165.

- Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, “Thị trường xuất nhập khẩu rau quả”, NXB Thống kê

Báo và tập chí

- Tạp chí Kinh tế đối ngoại, các số 28/08 trang 69-76, 27/07 trang 3-10, 29/08 trang 11-21.

- Tạp chí Kinh tế và phát triển 125/07 trang 12-15.

- Tạp chí Kinh tế và dự báo số 10/07 trang 61-63.

- Tạp chí Ngoại Thương 4+5, trang 8-9.

- Tạp chí Thị trường Việt Nam số 7/08, trang 23-26.

- Tạp chí Thương mại số 47/07 trang 22-23, 12/08 trang 23-25, 29/08 trang 5-6.

Các trang thông tin mạng :

- www.customs.gov.vn ( Tổng cục hải quan Việt Nam ) - www.dddn.com.vn ( Diễn đàn doanh nghiệp )

- www.gso.gov.vn ( Tổng cục thống kê Việt Nam ) - www.kinhtenongthon.com.vn

- www.moit.gov.vn ( Bộ công thương Việt Nam ) - www.thitruongnuocngoai.vn

- www.vietnamnet.vn

- www.vneconomy.vn

- www.vietnamshipper.com (website chủ hàng Việt Nam )

- www.vjcc.org.vn ( Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản) - http://xttmnew.agroviet.gov.vn ( Trang xúc tiến thương mại nông nghiệp)

Mục lục

Trang

Lời mở đầu ………1

Chương 1: Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu và đặc điểm thị trường Nhật Bản………3

1.1 Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu……... 3

1.1.1 Các công cụ biện pháp điều tiết nhập khẩu………...3

1.1.1.1 Thuế quan ………...3

1.1.1.2 Các biện pháp hạn chế định lượng………. .3

1.1.1.3 Các biện pháp hành chính kỹ thuật………. 5

1.1.1.4 Các biện pháp quản lý khác……… 7

1.1.2.Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản………11

1.2 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản………..12

1.2.1 Đặc điểm hệ thống phân phối………...12

1.2.2 Các tập đoàn kinh tế “Keiretsu”………...13

1.2.3 Đặc điểm hệ thống bán lẻ………..13

1.2.4 Đặc điểm của tập quán kinh doanh………...14

1.2.5 Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản………..14

1.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản………...15

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và khả năng thích ứng………....19

2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản……….19

2.1..1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu………...19

2.1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam………. 21

2.1.2.1 Cà phê………. 21

2.1.2.2 Cao su………. 23

2.1.2.3 Rau quả……….. 24

2.2 Khả năng thích ứng của hàng nông sản Việt Nam………. 26

2.3 Đánh giá………..28

2.3.2 Hạn chế………. 28

2.3.3 Nguyên nhân………. 29

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan………. 29

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan……… 30

Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng khả năng thích ứng của hàng nông

Một phần của tài liệu các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam (Trang 40 - 58)