Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ (Trang 80 - 82)

* Đối với công tác huy động và các dịch vụ của ngân hàng.

- Sản phẩm huy động vốn chưa đa dạng do SHB phát triển sản phẩm còn chậm. - Nguồn vốn huy động tăng trưởng chưa nhiều, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm đa số trong khi huy động từ dân cư rất ít dẫn đến thiếu tính ổn định.

- Hệ thống máy ATM (Automated Teller Machine) chưa được chú ý phát triển trên địa bàn. Đây cũng là một nguồn huy động vốn quan trọng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn nhàn rổi của trong nền kinh tế.

- Thực hiện Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp còn yếu, hình thức tuyên truyền quảng bá thương hiệu, sản phẩm của còn đơn điệu, thiếu biện pháp tiếp cận khách hàng.

- Dịch vụ ngân hàng SHB còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa thiết kế cho từng nhóm khách hàng khác nhau nên thu hút khách hàng chưa mạnh. Hạn chế lớn nhất của SHB là chưa triển khai được dịch vụ (do chưa được cấp phép, chỉ mới được thực hiện nghiệp vụ giao ngay). Đây là mảng dịch vụ được xem là rất quan trọng để cấu thành lợi nhuận chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại trên địa bàn.

* Đối với công tác tín dụng:

- Hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng doanh số cho vay trong khi l ãi suất cho vay trung hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, nếu ngân hàng mở rộng được hoạt động tín dụng trung hạn sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Dư nợ tăng trưởng chậm, thị phần suy giảm, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. - Lực lượng cán bộ còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng lớn và bị động trong cho vay các doanh nghiệp, một mặt do báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đầy đủ, chưa kịp thời dẫn đến cán bộ tín dụng lo lắng vì thiếu thủ tục nên chuyển sang cho vay kinh tế hộ gia đình.

- Khả năng tiếp cận, khai thác thông tin khách hàng của cán bộ còn yếu, công tác cảnh báo những đối tượng rủi ro thiếu tính kịp thời.

* Đối với công tác xử lý, thu hồi nợ:

- Chưa mạnh dạn xử lý tài sản đảm bảo nợ vay nhất là giá trị quyền sử dụng đất. Toà án giải quyết hồ sơ chậm, thi hành án tốn nhiều thời gian và chi phí, chưa có biện pháp cưỡng chế khi người vay cố tình không thi hành án.

- Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ khoanh thu hồi còn chậm, chưa có biện pháp kiên quyết xử lý.

- Cán bộ cho vay chủ yếu dựa vào giá trị tài sản bảo đảm nợ vay, chưa quan tâm đến chuyển nhượng ở thị trường nên khi xử lý rất khó bán như giá trị quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)