MEN TỪ TOÀN PHẦN CỦA ELECTRON TOP Theo lí luận ở trên thì ở trạng thái cơ bản (có mức năng lượng thấp nhất), lượng tử số chính n = 1, do đó . Ta thấy m chỉ có một giá trị nên năng lượng không bị tách khi đặt nguyên tử trong từ trường ngoài.
Nhưng thực nghiệm về hiệu ứng Ziman lại cho ta thấy mức năng lượng này bị tách làm hai khi đặt nguyên tử vào từ trường ngoài. Nếu sự tách vạch này có chung nguồn gốc vật lí (nghĩa là mô men động lượng của electron trong nguyên tử là khác không) thì nguyên tử ở trạng thái cơ bản phải có một mô men động lượng nào đó khác không và không phụ thuộc vào chuyển động của electron. Ta thừa nhận đó là mô men động lượng riêng của electron (cũng là của nguyên tử) và mô men này chỉ hướng theo hai hướng trong không gian(vì mức năng lượng thấp nhất bị tách làm hai).
Lượng tử số s đặc trưng cho mô men động lượng riêng gọi là spin của hạt.
Ở đoạn trước ta đã tìm được liên hệ giữa mô men qũy đạo và mô men từ qũy đạo khi electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Ở đây, trong trường hợp electron không chuyển động (hay nói khác đi là không phụ thuộc vào sự chuyển động của electron), ta cũng thừa nhận electron có mô men qũy đạo riêng và mô men từ qũy đạo riêng. Chúng cũng cùng phương và liên hệ với nhau theo hệ thức:
, lớn gấp hai lần tỉ số hối chuyển của các mô men thường.
Các mô men riêng ta còn thường gọi là mô men spin. Như vậy mỗi hạt có hai mô men động lượng là mô men động lượng qũy đạo và mô
men động lượng riêng. Ta hãy xét mô men động lượng toàn phần của electron.
Chương 9: LÝ THUYẾT BIỂU DIỄN.
I. BI ỂU DIỄN CÁC TRẠNG THÁI LƯỢNG TỬ II. D ẠNG CỦA TOÁN TỬ TRONG CÁC BIỂU