Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 56 - 58)

3. Thông điệp từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

1.1. Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật

Sinh ra trên đời ai cũng có một cái tên, khi cha mẹ đặt tên cho con, cái tên chứa một ước mơ hay một kỷ niệm nào đó trong cuộc đời. Đi vào tác phẩm văn học đặt cho nhân vật một cái tên hoặc tẩy trắng tên nhân vật đều theo sự sắp đặt có tính trước của nhà văn, điều này cũng cần một tiêu chí thích hợp để khiến “con người này” khác với số đông hoặc giống với số đông, khiến sản sinh được hiệu ứng nghệ thuật tương ứng hoặc cho thấy khuynh hướng của nhà văn phản ánh ý chí của tác phẩm.

Việc đánh mất xuất xứ hoặc “cô đặc” cái tên đến tận cùng thể hiện bước tìm tòi đổi mới của các tác gia hiện đại, tiêu biểu: Lâu đài (F.Kafka), Trăm năm cô đơn (G.Marquez), A.Q, (Lỗ Tấn) và Chí Phèo (Nam Cao)…Cái tên chỉ như một kí hiệu nhưng chứa đựng mọi ước mơ hoài bão của ông bà, cha mẹ. Có nhà văn lấy một cái tên bất kì đặt cho nhân vật, nhưng có những nhà văn vắt óc nghĩ ra được cái tên cho nhân vật trong tác phẩm thì tên ấy hoá ra lại giống hệt một tên người có thật trong cuộc sống thế là gây ra kiện cáo. Nhà văn Lỗ Tấn “để tránh cho một số học giả, tài tử phải uổng phí tâm tư nghĩ này nghĩ nọ”. Lỗ Tấn đặt tên A.Q chẳng những họ mơ hồ mà tên “cũng không có gì làm chứng”. A.Q thiếu thốn về mặt vật chất nhưng lại “giàu phép thắng lợi tinh thần” tồn tại phổ biến trong “linh hồn người nước chúng ta” và ảnh hưởng nhiều nước trên thế giới lúc đó. Cái tên A.Q nực cười, nhưng sau tiếng cười khiến cho con người ta thức

tỉnh một cách sâu sắc. A.Q trở thành bất hủ cũng nhờ kỹ xảo đặt tên nhân vật được Lỗ Tấn chú trọng hết sức. Vì mở đầu truyện, Lỗ Tấn dành một phần để chuyên khảo về lai lịch họ tên của A.Q, đủ để thấy việc đặt tên cho nhân vật, Lỗ Tấn đã lao tâm khổ tứ và vận dụng tài trí một cách công phu biết chừng nào trong việc đặt cho nhân vật cái tên.

Trong làng truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX, Nam Cao đã từng đau đầu với Những chuyện không muốn viết (1942), vì viết cái gì, đặt tên gì họ cũng bảo ám chỉ họ. Đến khi Chí Phèo xuất hiện, cái tên Chí Phèo nổ đùng như đại bác, vang rền đến hơn nữa thế kỷ nay. Chí xem như hiện tượng có một không hai ở Việt Nam. Chí không có họ hàng, bà con, không lý lịch, người đời chỉ biết anh sinh ra từ cái lò gạch bỏ hoang, chết đi và tái sinh quanh quẩn đâu đó cũng ở cái lò gạch cũ. Chí vừa cái riêng cũng vừa cái chung cho bao kiếp người “chết mòn” cả về thể xác lẫn linh hồn. Khát vọng trong Chí có bùng lên rồi vội vàng lịm tắt như tiếng thét đòi lương thiện ở nhà Bá Kiến.

Sang thế kỷ XXI, tiếp nối và cách tân, nhà văn Ngọc Tư đã làm mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật đậm đặc trong sáng tác của mình. Nhân vật chính không có lý lịch, không tên tuổi. Xét từ góc độ kết cấu và cách xây dựng nhân vật, mờ hoá và tẩy trắng tên nhân vật thích hợp với hoàn cảnh sống và biểu hiện số phận nhỏ bé, lẻ loi của nhân vật. Từ đầu truyện đến cuối truyện ta không biết nhân vật tên gì, đến từ đâu? vì vậy, buộc chúng ta định danh nhân vật dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp… Gọi là ông vì ông đã có vợ, có con và có cháu, “ông làm nghề nuôi vịt chạy đồng” (Cái nhìn khắc khoải). Gọi là bà vì tóc bà đã bạc, nghề nghiệp bán bông trên sông (Dòng nhớ). Đến Chuyện của điệp, Cải ơi, Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông,… tên nhân vật được gắn với ngôi xưng như: ông, bà, mẹ, chị,…là những người trụ trì trong gia đình nhưng chẳng ai biết đến dẫu chỉ là

cái tên. Họ là những con người đánh rơi hoặc sắp đánh rơi lịch sử. Những cái tên như: Hết, Nương, Điền, Thương, Nhớ hay Hận, Thù,… cho dù có được tác giả ưu ái gọi là chị, là anh,…thì họ cũng dễ lẫn vào vô vàn người Việt Nam có cùng cái tên đó. Họ bị đánh mất, nói đúng hơn bị tước mất lý lịch. Tính chất phiếm chỉ này cho thấy Hiện đại và Hậu hiện đại con người không còn cá nhân rực sáng như một bản thể trọn vẹn mà chỉ một mảnh vỡ, một phiến đoạn cuộc đời. Nhà

văn cố tình làm mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật. Vì vậy, họ không còn cá nhân đơn lẽ mà cái chung của mọi số phận. Điều đó nói lên con người trong xã hội Hậu hiện đại bất tận trong cõi cô đơn, nhưng không kêu la, than vãn mà chấp nhận và chung sống với nó.

Có tên và không tên, còn lịch sử hay đánh mất, mục đích cuối cùng của tác giả nhằm sử dụng một thủ pháp để tái hiện cuộc sống, số phận con người. Xây dựng nhân vật không tên, không họ, không tiểu sử tất nảy sinh sự bất bình thường trong cuộc sống, trong quan hệ xã hội. Nó báo hiệu về sự khổ đau, đổ vỡ, báo hiệu một khát vọng đổi thay khác hơn hiện tại, vì khát vọng tột cùng của nhà văn hai chữ “tình yêu”.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w