Về Tổ chức thực hiện TD-ĐG CCHC

Một phần của tài liệu bao cao ket qua khao sat 11-10 (Trang 30 - 32)

II. Về góp ý hoàn thiện công tác TD-ĐG kết quả CCHC thành phố

5. Về Tổ chức thực hiện TD-ĐG CCHC

5.1. Về thực hiện kiểm tra, đánh giá, thẩm định:

Đơn vị phụ trách TD-ĐG CCHC là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến tính khách quan, khoa học và thực chất của công tác TD-ĐG. Để thực hiện TD-ĐG, yêu cầu đơn vị phụ trách không chỉ phải đảm bảo tính khách quan mà còn phải chính là đơn vị nhận thức đầy đủ nhất về các nội dung của chương trình CCHC, thường xuyên kiểm tra, tổng hợp dữ liệu về công tác CCHC của các cơ quan đơn vị. Do đó, phần lớn các ý kiến cho rằng giao cho Sở Nội vụ làm cơ quan độc lập đánh giá kết quả CCHC của các cơ quan, đơn vị và không tham gia vào danh sách đơn vị được đánh giá, xếp hạng (tỉ lệ bình quân là 33.25%).

Ý kiến cụ thể về các đơn vị phụ trách được tổng hợp trong Bảng 15.

Bảng 15. Tổng hợp ý kiến về đơn vị thực hiện TD-ĐG

Tỉ lệ lựa chọn Lãnh

đạo Chuyên viên quânBình

Giao Sở Nội vụ làm cơ quan độc lập đánh giá kết quả CCCH của các cơ quan, đơn vị (không tham gia vào

danh sách cơ quan được đánh giá, xếp hạng) 28.99% 37.50% 33.25% Thành lập một cơ quan độc lập để làm công tác đánh

giá, thẩm định kết quả CCHC của các cơ quan, đơn vị

(Ví dụ: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP…) 34.78% 19.57% 27.17% Thành lập Tổ kiểm tra và Đánh giá gồm đại diện một số

cơ quan tổng hợp như hiện nay 21.74% 32.07% 26.90%

Thuê một số chuyên gia làm công tác đánh giá, xếp hạng 14.49% 10.87% 12.68%

Bên cạnh đó, có các ý kiến khác như sau:

- Các tổ kiểm tra hiện nay về nghiệp vụ không đồng đều, đôi khi thiếu chuyên môn nên kết quả kiểm tra chỉ phụ thuộc vào báo cáo của đơn vị, chưa đủ thời gian thẩm định.

- Đề nghị khi thành lập tổ đánh giá, thành viên gồm có CBCC Sở Nội vụ thể hiện vai trò giám sát, đánh giá chất lượng buổi đánh giá.

- Tổ chức tập huấn cho các thành viên được trưng tập tham gia đánh giá để thống nhất cách kiểm tra, thẩm định hồ sơ liên quan do đơn vị cung cấp 2. Mỗi đoàn đánh giá tổ chức từ 2 đến 3 người, không nhất thiết là 5 người như hiện nay.

- Đề nghị trước khi phân loại, xếp hạng nên họp tất cả các đơn vị trong nhóm để phân tích dánh giá những mặt làm được, những mặt chưa làm được của từng đơn vị nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và là cơ sở để xếp hạng đảm bảo khách quan, công khai và công bằng hơn

- Thời gian thẩm định có thể kéo dài để đoàn kiểm tra có thể đánh giá toàn bộ các cơ quan thay vì chia ra nhiều đoàn kiểm tra để giảm thiểu những chênh lệch trong khâu thẩm định.

- Trong thực hiện thẩm định, cần lưu ý khi xem xét đánh giá những giải pháp mới của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện CCHC. Bởi vì một giải pháp mới có thể xem xét của đơn vị A, nhưng là cũ đối với đơn vị B. Do đó, giải pháp được ghi nhận phải là mới, đồng thời không trùng lắp, không lặp lại;

- Nên kết hợp điểm đánh giá trong năm (thông qua các kênh báo cáo 6 tháng, kiểm tra đột xuất, phương tiện thông tin) và điểm đánh giá cuối năm để cân đối trong xếp hạng.

5.2. Về thời điểm triển khai đánh giá, xếp hạng

Phần lớn các ý kiến đề nghị giữ nguyên thời gian triển khai đánh giá, xếp hạng như trước đây (trong Quý I năm sau). Cụ thể theo Bảng 16:

Bảng 16. Tổng hợp ý kiến về thời điểm triển khai đánh giá, xếp hạng Tỉ lệ lựa chọn Lãnh đạo Chuyên viên

Cuối năm báo cáo 31.88% 32.80%

Quý I năm sau 68.12% 61.83%

Đề xuất khác 0 5.38%

Bên cạnh đó, có một số ý kiến đề xuất triển khai đánh giá định kỳ: 06 tháng trong năm

5.3. Về thực hiện công bố kết quả: 5.3.1. Về cách thức xếp hạng:

Đa số ý kiến đồng ý với cách thức xếp hạng vừa nêu vị thứ như các năm trước vừa phân loại các cơ quan đơn vị thành các nhóm như: rất tốt, tốt, khá, trung bình yếu. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị xếp loại theo nhóm dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đặc thù từng đơn vị (Chi tiết trong Bảng 17).

Bảng 17. Tổng hợp ý kiến về cách thức xếp hạng

Tỉ lệ lựa chọn Lãnh đạo Chuyên viên

Xếp hạng vị thứ như các năm trước; 17.65% 25.95% Phân loại các cơ quan đơn vị thành các nhóm: rất tốt, tốt,

khá, trung bình, yếu 38.24% 37.84%

Kết hợp cả phương pháp trên 44.12% 36.22%

5.3.2. Về cách thức tổ chức công bố kết quả đánh giá CCHC

Phần lớn các ý kiến đề nghị thực hiện công khai báo cáo tổng hợp, điểm số và phân tích kết quả CCHC của các cơ quan, đơn vị sau khi thực hiện TD-ĐG. Đồng thời có một số ý kiến đề xuất:

+ Biểu dương và thông báo các sáng kiến của một số đơn vị để các đơn vị khác học tập kinh nghiệm;

+ Có văn bản phê bình và yêu cầu chấn chỉnh các thiếu sót của các đơn vị xếp hạng thấp

+ Lễ công bố nên kết hợp với lễ tổng kết phong trào thi đua hàng năm của thành phố

+ Tổ chức họp các đơn vị, rút kinh nghiệm biểu dương những đơn vị có nhiều sáng kiến, giải pháp cchc tạo điều kiện để các đơn vị giao lưu, học hỏi, cải tiến

+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên hệ thống truyền thông về việc thông báo vị trí xếp hạng

(Kết quả cụ thể được trình bày trong Bảng 18)

Bảng 18. Tổng hợp ý kiến về cách thức tổ chức công bố kết quả ĐG CCHC Tỉ lệ lựa chọn Lãnh đạo Chuyên viên

Công khai báo cáo tổng hợp, điểm số và phân tích kết quả

cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị 75.31% 75.70% Tổ chức Lễ công bố hoặc ra Thông cáo báo chí 22.22% 19.16%

Ý kiến khác 2.47% 5.14%

Một phần của tài liệu bao cao ket qua khao sat 11-10 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w