Bộ chèn tuốc bin

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nhiệt điện (Trang 90 - 91)

Ch−ơng 8 CấU TRúC, THIếT Bị PHụ và điều chỉnh Tuốc bin

8.1.3.Bộ chèn tuốc bin

Khi chuyển động trong phần truyền hơi của tuốc bin, luôn có một l−ợng hơi không đi qua rãnh ống phun mà đi qua khe hở giữa bánh tĩnh và trục tuốc bin.

a)

b) c)

Hình 8.4. Bộ chèn tuốc bin

Mặt khác có một l−ợng hơi không đi qua rãnh cánh động mà đi qua lỗ cân bằng trên bánh động và qua khe hở giữa thân tuốc bin và đỉnh cánh. Ngoài ra, do áp suất hơi phía đầu của tuốc bin lớn hơn áp suất khí quyển nên sẽ có một l−ợng hơi chảy từ trong tuốc bin ra ngoài khí quyển qua lỗ xuyên trục ở phía đầu tuốc bin. L−ợng hơi này sẽ không tham gia quá trình biến nhiệt năng thành động năng và đ−ợc gọi là l−ợng hơi rò rỉ.

Ngoài sự rò rỉ hơi nêu trên, vì áp suất hơi phần cuối của tuốc bin nhỏ hơn áp suất khí quyển nên sẽ có một phần không khí lọt vào khoang hơi ở cuối tuốc bin theo khe hở giữa trục và thân.

Để giảm bớt l−ợng hơi rò rỉ từ tầng này qua tầng khác, rò rỉ từ tuốc bin ra ngoài hoặc không khí lọt từ ngoài vào trong tuốc bin ng−ời ta đặt bộ chèn. Bộ chèn đ−ợc chỉ ra trên Hình 8.4, đ−ợc đặt vào khe hở cần chèn sẽ làm tăng trở lực của khe do đó giảm đ−ợc l−ợng hơi rò rỉ qua đó.

Có 2 loại bộ chèn: chèn răng l−ợc và chèn cây thông, hiện nay dùng phổ biến nhất là chèn răng l−ợc.

Bộ chèn răng l−ợc gồm một số răng l−ợc gắn vào thân tạo nên những khe hở hẹp và những buồng dãn nở hơi giữa răng chèn và roto (trục). Khi hơi đi qua khe hẹp, áp suất giảm và tộc độ tăng, khi vào buồng dãn nở động năng dòng hơi bị mất hoàn toàn do tạo nên chuyển động xoáy và biến thành nhiệt năng. Hơi tiếp tục đi qua khe hở tiếp theo, một lần nữa lại tăng tốc độ rồi lại bị mất động năng trong buồng dãn nở tiếp theo đó, quá trình cứ lặp lại liên tiếp do đó l−ợng hơi qua khe hở chèn giảm xuống. Số răng chèn càng lớn thì l−ợng hơi rõ rỉ qua bộ chèn càng nhỏ.

8.2. THIếT Bị PHU

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nhiệt điện (Trang 90 - 91)