Bạn có biết một số kỷ lục trong chế tạo máy bay?

Một phần của tài liệu ÁNH SÁNG KHOA học kỹ THUẬT (Trang 44 - 45)

Máy bay nhanh nhất

Cục hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang nghiên cứu chế tạo loại máy bay tốc độ cao siêu âm X- 43A, được coi là máy bay nhanh nhất trên thế giới hiện nay. Theo phương án thiết kế thì tốc độ máy bay này có thể đạt 7 Megahec, tức bảy lần tốc độ âm thanh. Đó là một loại máy bay không người lái mầu đen hình đa giác dài 3,7 m, động cơ trực tiếp lợi dụng ôxi trong khí quyển tạo nên lực đẩy. Theo tiết lộ của một số nguồn tin, kế hoạch nghiên cứu này sẽ được đầu tư 185 triệu đô la. X-43A là một phần của kế hoạch "nghiên cứu chế tạo các loại thiết bị bay tốc độ cao" của Cục hàng không vũ trụ Mỹ, cũng là phát súng mở màn cho hàng loạt công trình nghiên cứu "tốc độ cao siêu âm". Tốc độ cao siêu âm tức là tốc độ gấp từ năm lần tốc độ âm thanh trở lên. X-43A không có cánh quạt hay các bộ phận chuyển động, về cơ bản, nó chỉ là một thể hình ống rỗng liền thể, khi

tốc độ phi hành của thiết bị bay đủ cao, không khí bị nén vào trong khoang máy bay sẽ bị ép chặt, khí ôxi và hiđrô trong không khí lúc này sẽ hỗn hợp với nhau và bị đốt cháy, sinh ra một lực đẩy cực lớn.

Kỷ lục phi hành trước đây là loại máy bay động cơ tên lửa X-15 của Cục hàng không vũ trụ Mỹ NASA, tốc độ máy bay này có thể đạt 6,75 Megahec, được lập vào tháng 10 năm 1967.

Máy bay bay cao nhất

Máy bay nghiên cứu X-15A của Mỹ cũng là máy bay bay cao nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu của NASA đã thí nghiệm lái loại máy bay này tới độ cao 95.936 m, được tổ chức hàng không thế giới chính thức phê chuẩn là kỷ lục tuyệt đối trên thế giới. Sau đó, máy bay này lại được thử nghiệm bay tới độ cao 108.000 m.

X-15 A là máy bay nghiên cứu tốc độ cao có người lái với động lực tên lửa do Công ty hàng không Bắc Mỹ nghiên cứu chế tạo. Máy bay này được lắp một động cơ tên lửa đẩy thể lỏng có thể điều chỉnh thân máy được quét một lớp chất chịu được nhiệt độ 16480C ở độ cao trên 100.000 m.

Máy bay bay xa nhất. - máy bay hạng nhẹ "kẻ lữ hành"

Cuộc du hành vòng quanh địa cầu của "kẻ lữ hành" thực sự là kỳ tích trong lịch sử. Trong chuyến bay trên 40.000 km ấy không một lần dừng lại, không thêm một giọt dầu.

"Kẻ lữ hành" được chế tạo từ loại vật liệu phức hợp. Lớp vỏ ngoài dùng kết cấu tổ ong, dày khoảng 6 mm. Toàn bộ trọng lượng của nó chỉ có 425 kg. Thêm vào động cơ, thiết bi... khi bay lên cao cũng không quá 843 kg, không bằng nửa chiếc xe hơi nhỏ.

Mặc dù máy bay rất nhẹ, nhưng lượng nhiên liệu nó có thể mang theo lại rất nhiều. 17 thùng nhiên liệu của nó có thể chứa 4056 kg dầu cung cấp cho hai động cơ sử dụng liên tục. Động cơ trên máy bay này rất nhỏ, chỉ có thể phát ra lực đẩy khoảng 130 mã lực, gồm hai máy được gắn ở phía trước và phía sau thân máy bay. Động cơ phía trước chỉ sử dụng khi cất cánh hoặc lúc cần thiết, khi bay, sử dụng động cơ đẩy phía sau. Thường là bay được với tốc độ khoảng 160km/h.

Máy bay trọng tải lớn nhất AN - 225

Tải trọng của máy bay AN-225 là 275 tấn, được bay thí nghiệm lần đầu vào năm 1988. Khi ấy, máy bay này được thiết kế chế tạo cho chương trình vận chuyển các thiết bị vũ trụ của Liên Xô. Loại máy bay này do cục thiết kế hàng không Liên Xô và công ty Motor-Sych của Ucraina cùng thiết kế chế tạo. Tổng đầu tư cho dự án là 20.000.000 đô la.

AN-225 có 6 động cơ, dung tích trong là 1210,88 m3, khiến nó có thể chứa được 16 contener hoặc 80 chiếc xe taxi và các thiết bị khai thác dầu mỏ khác cùng một lúc. Đồng thời có thể phụ tải thêm trên lưng máy bay một tháp lọc đường kính 10 m, dài 70 m hoặc một thiết bị bay vũ trụ. Khi chất 200 tấn hàng trong khoang, máy bay có thế bay 4500 km với tốc độ 700 - 800 km/h. Độ sải cánh của AN-225 là 88,4 m, chiều dài thân là 84 m, tổng trọng lớn nhất đạt 600 tấn, vì vậy AN-225 cũng là máy bay lớn nhất trong lịch sử.

Một phần của tài liệu ÁNH SÁNG KHOA học kỹ THUẬT (Trang 44 - 45)