Tàu đệm khí tại sao lại có thể vận hành trên các loại địa hình?

Một phần của tài liệu ÁNH SÁNG KHOA học kỹ THUẬT (Trang 33)

hình?

Tháng 5 năm 1959, người Anh đã phát minh và chế tạo ra chiếc tầu đệm khí đầu tiên trên thế giới. Là một loại thuyền mới, độc đáo, dù là ở đại dương, vùng nước nông, sâu, hay trên sông, hồ, đầm lầy, sa mạc... tầu đệm khí đều có thể tung hoành ngang dọc, thể hiện một tiền cảnh phát triển vô cùng rộng lớn và sức hấp dẫn độc đáo.

Vậy tại sao tầu đệm khí lại có thể di chuyển cả ở trên mặt nước và trên mặt đất?

Năm 1955, nhà phát minh người Anh trong thí nghiệm của mình đã dùng hai ống thép với đường kính khác nhau gắn lại với nhau, chế tạo thành một ống phun hình tròn, dùng ống thổi gió sấy tóc để làm động lực cho thí nghiệm. Khi khí thể chạy qua đường ống với miệng phun hình tròn, ông phát hiện thấy rằng, lực đẩy lên do khí thể được phun ra tạo thành là rất lớn. Kết quả thí nghiệm thành công này khiến ông vô cùng vui mừng và trở thành nguyên lý ban đầu để ông phát minh ra "tàu đệm khí" với phương thức phun khí ra xung quanh.

Vậy tầu đệm khí là gì? Mặt đáy bằng của tầu đệm khí có hình bầu dục, xung quanh đáy thuyền có những miệng ống phun hình tròn. Dòng khí từ các miệng phun này sẽ phun nghiêng vào trong đáy thuyền với tốc độ cao, vì bị cản bởi mặt đất hoặc mặt nước, một lượng lớn khí được tích lại rất dày ở dưới đáy thuyền, hình thành một đệm khí nâng thuyền lên. Đồng thời, dòng khí tốc độ cao hình thành một màn khí đóng kín ở xung quanh, để ngăn không cho khí ở trong đệm khí phát tán ra xung quanh, phát huy tác dụng đóng kín và duy trì đệm khí.

Bởi vì khi di chuyển, tầu đệm khí có một lớp đệm khí giữa đáy và mặt đất hoặc mặt nước, lực ma sát hạ xuống mức rất nhỏ nên tốc độ của tầu rất nhanh, hơn nữa lại có thể thích ứng với mọi loại địa hình, kể cả đầm lầy, sa mạc...

Về sau, các nhà khoa. học lại tiến hành cải tiến đối với tầu đệm khí, làm cho tầu đệm khí khi đi trên sóng lớn và những nơi địa hình gập ghềnh cũng không bị tán phát mất không khí. Như vậy tầu không những giữ được một lớp đệm khí ổn định mà chúng còn có thể chạy được trên mọi loại địa hình.

Hiện tại, các nhà khoa học đang thiết kế loại tầu đệm khí động lực hạt nhân trọng tải 5.000 tấn, loại tầu này chỉ cần 24 giờ là có thể vượt Đại Tây dương, từ nước Anh tới nước Mỹ, nó không những thay thế cho các loại tầu chở khách truyền thống mà còn có thể so sánh được với tính năng chuyên chở của máy bay.

Một phần của tài liệu ÁNH SÁNG KHOA học kỹ THUẬT (Trang 33)