Các hệ thống tính cước

Một phần của tài liệu giáo trình tổ chức mạng viễn thông (Trang 41 - 44)

d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện

3.7.3.Các hệ thống tính cước

3.7.3.1. Hệ thống tính cước đều (Flat - Rate System)

Đây là cách tính cước đơn giản nhất, không quan tâm tới số lượng cuộc gọi cũng như thời gian duy trì cuộc gọi. Một mức cước cố định được đặt ra cho người sử dụng trong một khoảng thời gian thông thường là một tháng. Tuy nhiên phương pháp này có một số ưu nhược điểm.

. Ưu điểm : - Không yêu cầu thiết bị liên quan tới tính cước . - Công tác quản lý rất đơn giản .

- Người sử dụng biết trước được mức cước mà họ phải trả . - Khuyến khích việc sử dụng dịch vụ với các thiết bị đã có sẵn.

. Nhược điểm: - Hệ thống không công bằng đối với người sử dụng.

- Hạn chế việc đăng ký thuê bao mới.

- Thuê bao không điều chỉnh được mức mà họ phải trả.

3.7.3.2. Hệ thống tính cước dựa trên cuộc thông tin (Measured - Rate System)

Trong các hệ thống tính cước theo cuộc gọi thì thông tin cước có thể phụ thuộc vào thời gian duy trì cuộc gọi và khoảng cách thông tin. Nếu mức cước cho một cự ly cố định trong khoảng thời gian T là a thì mức cước cho một cuộc thông tin có thể tính theo công thức sau:

Mức cước = a * t/T

Trong đó :

a : là mức cước cho một cự ly nhất định trong khoảng thời gian T t : là thời gian duy trì cuộc thông tin

T: Chu kỳ tính

Tuỳ thuộc vào sự thay đổi của chu kỳ tính hay tỉ giá trên một đơn vị đo mà chúng ta có thể có hai cách tính cước.

a. Phương pháp tính cước theo chu kỳ cố định

Chu kỳ T là cố định, giá trị a thay đổi theo khoảng cách của cuộc thông tin.

Đối với các thao tác nhân công , phương pháp này rất phổ biến do thiết bị đơn giản (gồm đồng hồ đo và cách tính đơn giản). Chu kỳ ở đây thông thường được chọn là 3 phút khi cuộc gọi bắt đầu và sau đó là một phút.

Đối với các hệ thống chuyển mạch không điều khiển theo nguyên tắc SPC thì tỉ giá a thay đổi nhờ việc thay đổi của số lượng các xung đo được theo từng khoảng cách. Do số lượng các vùng cước tăng lên và các thiết bị rất phức tạp.

Ví dụ

Giả sử một cuộc gọi diễn ra khoảng 5 phút 30 giây giữa thuê bao thuộc vùng A, B và C. Trong trường hợp này thì tỉ giá trên một đơn vị đo lường được tính như bảng sau .

Bảng 2.2: Tính cước theo chu kì cố định

Vùng B

Vùng A Vùng C

20 Km 70Km

Khoảng cách Từ 1 tới 3 phút đầu Mỗi phút sau đó < 40 Km 60 20 41 - 60 Km 90 30 61 - 80 Km 120 40

* Đối với cuộc gọi từ vùng A tới vùng B

* Đối với cuộc gọi từ vùng A tới vùng C

b. Phương pháp đo các xung theo chu kỳ

Tại kiểu tính cước này thì tỉ giá trong một đơn vị đo lường a là cố định và chu kỳ T sẽ thay đổi phục thuộc vào khoảng cách. Trong trường hợp này ngay cả khi số lượng các vùng cước tăng lên thì không ảnh hưởng đến thiết bị vì chỉ cần thay đổi giá trị T. Bởi vậy thiết bị tính cước trong tổng đài non- SPC không bị phức tạp. Tương tự như ví dụ trên khi một cuộc gọi diễn ra trong khoảng 5 phút 30 giây cho 3 vùng A,B và C đối với phương pháp tính cước mà có chu kỳ thay đổi thì được minh hoạ theo hình vẽ và bảng sau.

Bảng 2.3: Tính cước theo chu kì thay đổi

Cự li thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chu kỳ với mức cước trên một đơn vị đo lường là 10

Vùng B

Vùng A Vùng C

20 Km 70Km

Hình 2.15 : Ví dụ việc tính cước theo chu kỳ thay đổi

6 0 0 3 4 5 6 2 0 2 0 2 0 Phút Tổng 120 1 206 0 0 3 4 5 6 4 00 4 0 4 00 Phút Tổng 240

< 40 Km 30 s

41 – 60 Km 20 s

61 – 80 Km 15 s

5 phút 30 giây = 330 giây

* Đối với cuộc gọi A – B: 10 * 330/30 = 110 * Đối cuộc gọi A – C: 10 * 330/15 = 220

. Qua hai ví dụ trên ta thấy rằng mức cước được tính cho thuê bao là khác nhau, tuỳ thuộc vào nhà quản lý lựa chọn kiểu nào và tổng đài SPC có thể cung cấp các chức năng trên.

3.7.3.3. Hệ thống tính cước hỗn hợp

Hệ thống tính cước hỗn hợp được sử dụng để khắc phục các nhược điểm và tận dụng các ưu điểm của cả hai hệ thống tính cước ở trên. Trong hệ thống này, ngoài mức cước tính theo cuộc thông tin như ở trên thì khách hàng phải trả thêm một mức cuớc cố định tuỳ thuộc vào từng dịch vụ cụ thể cho việc bảo dưỡng các thiết bị kết cuối. Hệ thống tính cước hỗn hợp có một số đặc điểm sau đây :

* Mức cước cố định cho các thuê bao cho các dịch vụ như vậy là khá công bằng * Khi không có cuộc thông tin nào diễn ra thì nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vẫn có thể đáp ứng việc cấp nguồn nuôi cho các thiết bị.

* Cần thiết các thiết bị cho việc tính cước

Một phần của tài liệu giáo trình tổ chức mạng viễn thông (Trang 41 - 44)