d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện
6.2.2. Mục đích của ISDN
Theo quan điểm sử dụng line (đường), các mạng riêng biệt đã xây dựng được để phục vụ các dịch vụ riêng biệt có hiệu quả nhất. Tiền bị lãng phí cho người sử dụng cáp thuê bao chiếm phần lớn hơn của chi phí mạng đối với cách dịch vụ riêng biệt. Ngày nay, việc xây dựng mạng số tiết kiệm hơn việc xây dựng mạng analog do sự phát triển nhanh của công nghệ LSI và công nghệ truyền dẫn sợi quang học. Điều này góp phần to lớn để thực hiện ISDN.
Điện thoại Điện thoại
fax fax
Đầu cuối video Đầu cuối video
Đầu cuối dữ liệu Máy tính
Đầu cuối dữ liệu Máy tính
Điện thoại Điện thoại
Fax Fax
Đấu cuối video Đầu cuối video
Đầu cuối dữ liệu Đầu cuối dữ liệu
Hình 6.1 Sơ đồ viễn thông ISDN
Mạng điện thoại hiện có được hình thành trên công nghệ analog phù hợp nhất với truyền dẫn thoại. Tuy nhiên, khi xem xét, nhu cầu đối với các dịch vụ truyền dẫn phi thoại như thông tin số liệu và thông tin fax được tăng hơn đối với dịch vụ thoại, người ta mong rằng các loại dịch vụ này có thể đưa ra được một hình thức thống nhất về những cái chung mạng của người sử dụng cho phép sử dụng đồng thời nhiều thiết bị đầu cuối. Như ở hình 6.1, ISDN nhằm đưa ra nhiều dạng dịch vụ viễn thông, gồm có các dịch vụ thông tin số liệu và điện thoại bằng mạng số. Mục đích của nó là nâng cao hiệu quả mạng, và để giảm bớt các việc cho thuê bao đối với hợp đồng riêng biệt cho mỗi dịch vụ, phí riêng biệt, các số riêng, và cáp thuê bao riêng biệt.
6.2.3. Đặc điểm của ISDN (1) Sự liên kết dịch vụ
Trong mạng ISDN, có thể đưa ra các dịch vụ thông tin phức tạp (điện thoại, thông tin số liệu, fax) và các phương thức thông tin phức tạp (chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói) bằng một mạng.
(2)Tiêu chuẩn hóa
Trong mạng ISDN, việc tiêu chuẩn hóa quốc tế đòi hỏi đến mức các dịch vụ viễn thông đa dạng có thể được chấp nhận bởi bất kỳ người sử dụng đầu cuối nào trên toàn thế giới. Việc liên kết các tiêu chuẩn kỹ thuật của ISDN cho phép tự do hóa quốc tế về
Mạng Fax Mạng videotex Mạng điện thoại Mạng số (packet) Mạng số (circuit exchange) ISDN
viễn thông, đẩy mạnh quốc tế hóa, và mở rộng sử dụng thiết bị đầu cuối. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của ISDN được khuyến nghị bởi ITU-T.
*Tiêu chuẩn hóa giao diện mạng người sử dụng
Để kết nối giữa các thiết bị đầu cuối vào mạng, điều kiện kết nối phải rõ ràng vì các dịch vụ như dịch vụ điện thoại được thực hiện bằng các thiết bị đầu cuối khác nhau. Giao diện mạng người sử dụng định rõ các điều kiện kết nối này. Giao diện mạng người sử dụng định rõ việc kết nối các điểm kết nối này. Giao diện mạng người sử dụng cũng được gọi là những điểm chung seri-I vì nó được định rõ ở khuyến nghị seri-I của ITU-T.
Giao diện mạng người sử dụng
Hình 6.2. Khái niệm giao diện về mạng người sử dụng
(3)Sử dụng đồng thời các kênh phức tạp
Trong mạng ISDN, với hợp đồng đối với một thuê bao, thông tin có thể được chuyển tới các điểm khác nhau bằng việc sử dụng nhiều kênh. Ví dụ, trong khi đoạn fax đang được truyền từ Tokyo tới Osaka, một cuộc đàm luận có thể được thực hiện với Hiroshima.
Osaka Tokyo Tel. Fax. D.T
Hiroshima
Tel. Fax. D.I Tel. Fax. D.T
Nagasaki Tel. Fax. D.T
Hình 6.3. Ví dụ viễn thông đồng thời
(4)Phân tách các thông tin và các kênh báo hiệu
Bằng việc phân tách các kênh báo hiệu, tín hiệu có thể được trao đổi trong suốt quá trình truyền tin, do đó cho phép cung cấp các dịch vụ đa dạng.
(a) Các dịch vụ có thể được đưa ra bằng các tín hiệu truyền dẫn trong quá trình truyền tin.
- Xác định đường kết nối
- Các thiết bị dịch chuyển trong suốt quá trình truyền tin
(b) Các dịch vụ có thể đưa ra bằng việc truyền / nhận một lượng lớn tín hiệu. - Xác định đường liên lạc
- Tính cước
- Báo hiệu giữa những người sử dụng với nhau
Thiết bị đầu cuối ISDN Thiết bị đầu cuối
- Xác định đường kết nối
6.3. Các đặc điểm kỹ thuật của ISDN
Cấu trúc giao diện I
Kênh: Là đơn vị được sử dụng để mang thông tin riêng qua giao diện. Kênh được
phân ra: Kênh truyền thông tin người sử dụng (Kênh B, H) Kênh báo hiệu (Kênh D)
Kênh B: Sử dụng truyền thông tin người sử dụng giữa các đầu cuối. Nó có thể được
sử dụng cho cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Trong thông tin chuyển mạch kênh, tốc độ là 64 kbps (trong suốt đối với cuộc gọi). Còn nếu kênh B sử dụng chuyển mạch gói thì tuân theo chuẩn X.25.
Kênh H : Kênh H là kênh truyền thông tin người sử dụng tốc độ cao như truyền
hình hội nghị, truyền dữ liệu tốc độ cao. Kênh H0 có tốc độ 384 kbps, kênh H11 có tốc độ 1,536 Mbps, kênh H12 có tốc độ 1,920 Mbps.
KênhD: Kênh D mang thông tin báo hiệu cho điều khiển cuộc gọi của kênh B và
kênh H. Kênh D cũng có thể được sử dụng để chuyển mạch gói với tốc độ 16 kbps đối với giao diện cơ sở và 64kbps đối với giao diện sơ cấp.
CHƯƠNG 7, MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN