9. Cấu trúc luận văn
3.8.2. Đánh giá hiệu quả dạy học nhóm đối với việc phát huy tính tích cực và tự
lực của học sinh qua các biểu hiện trong giờ học.
Dựa trên sự quan sát của GV cộng tác và đánh giá các biểu hiện của tính tích cực và tự lực của học sinh trong hoạt động nhóm ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.2: Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực, tự lực:
Những dấu hiệu TN
(117)
ĐC (117)
1.Số HS tập trung, chú ý nghe giảng. 91% 75%
2. Số HS ghi chép bài 94% 85%
3. Bình quân số lần giơ tay của HS trong tiết học 4 1,7 4. Số HS chủ động tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận xây dựng bài 3,1% 1,4% 5. Bình quân số lần HS trả lời đúng những điều đã học 7/10 4/10 6. Số HS tham gia thảo luận nhóm, làm thí nghiệm 90% 39%
7. Số HS chuẩn bị nội dung được giao 79% 57%
8. Số lượt HS vận dụng được kiến thức vào giải bài tập và giải thích được các hiện tượng thực tế
8/10 6/10
* Ở lớp TN: Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp các PPDH theo nhóm một cách
phù hợp với nội dung của từng tiết học. Cách đặt vấn đề gắn liền với những hình ảnh sinh động, thực tế hoặc với những thí nghiệm đơn giản và thực tiễn cho thấy đã gây được hứng thú đối với HS qua từng tiết học.
- Ở bài đầu tiên, đa số HS chưa tích cực tham gia hoạt động giải quyết các vấn đề mà GV đưa ra, chưa tích cực tham gia làm T/N và hoạt động theo nhóm. HS vẫn có thói quen chờ đợi thầy cô giáo trình bày kiến thức như PPDH cũ. Các em còn rụt rè, không dám trình bày ý kiến của mình trong nhóm cũng như trước tập thể lớp.
- Ở 2 bài sau, HS có sự tiến bộ rõ rệt, các em không còn rụt rè, thụ động nữa. Khi triển khai nhiệm vụ học tập theo nhóm các em đã mạnh dạn bàn bạc, thảo luận, chủ động tìm kiếm kiến thức. Rất nhiều HS đã có thể đứng trước lớp trình bày một vấn đề, bảo vệ quan điểm của mình và biết nêu thắc mắc. Chứng tỏ HS đã quen dần và bắt nhịp với sự thay đổi của phương pháp dạy học mới. Trong các tiết học các em làm việc là chủ yếu, một số em khá giỏi đã tự thiết kế được phương án thí nghiệm của bài học, tự đưa ra được mô hình của một số thí nghiệm (mặc dù chưa đầy đủ). Có thể nói: HS đã nỗ lực tìm tòi, tích cực giải quyết vấn đề trong bài học, không khí giờ học khá sôi nổi.
Như vậy, qua việc tổng hợp, xử lí và phân tích các kết quả định tính của TNSP, bước đầu có thể nhận định rằng không có gì là khó khả thi trong việc triển khai dạy học theo nhóm vào quá trình dạy học Vật lý ở THPT; đặc biệt là cách tạo ra tình huống, đặt câu hỏi và dẫn dắt hợp lý, vừa sức đối với HS, vừa kích thích được tính tích cực độc lập của HS, vừa tạo ra được môi trường học tập hợp tác thân thiện, lại vừa kiểm soát, ngăn chặn được những khó khăn, sai lầm có thể nảy sinh; chính HS cũng lĩnh hội được tri thức phương pháp trong quá trình tìm tòi và huy động kiến thức. GV hứng thú khi dùng các biện pháp sư phạm đó, HS thì học tập một cách tích cực hơn. Những khó khăn về nhận thức của HS được giảm đi rất nhiều, và đặc biệt đã hình thành cho HS phong cách hợp tác trong công việc.
Qua trên có thể thấy ở lớp TN HS rất có hứng thú tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động. Trong quá trình hoạt động nhóm, HS rất tích cực trả lời phiếu học tập, trao đổi những vấn đề chưa hiểu, tiến hành thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm, trong đó HS đã sử dụng các thao tác tư duy, các PP suy luận để rút ra kết luận cần thiết, vận dụng kiến thức vào thực tế. Trong lúc thảo luận kết quả làm được của nhóm trước lớp, các em đều mạnh dạn, tự tin. Đặc biệt trong quá trình hoạt động nhóm thái độ, tác phong của HS hầu hết là rất nghiêm túc, có tinh thần hợp tác làm việc và hoàn thành các công việc được giao.
: Các GV cũng đưa ra một số tình huống học tập nhưng không tổ chức
cho HS tham gia hoạt động nhóm. GV chủ yếu nêu vấn đề rồi giảng giải kiến thức còn HS chủ yếu ngồi nghe, nhìn, ghi chép. Vì vậy không phát huy được tính tích cực và tự lực của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Đặc biệt: Trong cả 3 tiết học, không khí của giờ học rất trầm, HS ít phát biểu xây dựng bài (quá 2/3 thời gian trên lớp thuộc về GV) và một số ít HS còn không ghi chép và tập trung nghe giảng.