Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học nhóm chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh (Trang 40 - 43)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm

Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản:

Điểm xuất phát

Giáo viên Học sinh Đối tƣợng học tập

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Hướng dẫn Tổ chức Tự nghiên cứu HS HS

Kinh nghiệm cá nhân Kinh nghiệm cá nhân

(Hợp tác, thảo luận)

Tổ chức Nhóm Nhóm Nội dung học tập

(Hợp tác, thảo luận)

Trọng tài cố vấn Tự điều khiển kiến thức thu nhận được

Trong 4 bước trên, cần lưu ý trong bước 2 và bước 3 HS làm việc theo nhóm, còn bước 1 và bước 4 là bước làm việc cá nhân, HS tự suy nghĩ, tìm tòi.

Bước 4 giúp HS tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được. Nó giúp cho kiến thức HS được lĩnh hội vững chắc hơn. Điều này được thể hiện rõ qua các bước trong quy trình sau:

Các bƣớc Giáo viên (GV) Học sinh (HS)

Bước 1 - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

- Nhận xét, phát hiện vấn đề - Tham gia vào các nhóm, tổ chức nhóm

- Thu thập thông tin, tái hiện tri thức chuẩn bị làm việc trong nhóm.

Bước 2 - Kích lệ HS làm việc, khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân HS vào các hoạt động học tập chung của nhóm.

- Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi thảo luận bế tắc hoặc đi chệch hướng.

- Tự đặt mình vào các tình huống, tự sắm vai đưa ra cách xử lý tình huống, trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, xử lý thông tin.

-Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến của mình, khai thác những gì đã hợp tác với bạn hoặc tham khảo thêm ý kiến của GV để bổ sung sản phẩm ban đầu của mình Bước 3 - Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết

quả.

- Ghi lại những điểm nhất trí và chưa nhất trí, những khía cạnh mà các nhóm bỏ qua.

- Tổ chức thảo luận toàn lớp

- Đại diện các nhóm trình bày, bảo vệ sản phẩm của mình trước lớp.

- Tỏ thái độ trước những ý kiến của các nhóm khác,

- Khai thác bổ sung ý kiến của các nhóm khác, điều chỉnh sản phẩm của nhóm mình.

Bước 4 - Tóm tắt từng vấn đề.

- Đưa ra những nhận xét đánh giá về kết quả của từng nhóm, từ đó đưa ra các kết luận khoa học - Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.

- So sánh, đối chiếu kết luận của GV

và của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình.

- Tự sửa sai, bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết.

- Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách sử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.

[8, tr 21-22] , [15].

1.4.6.

Nếu muốn thành công với dạy học nhóm thì người GV phải nắm vững phương pháp thực hiện. Dạy học nhóm đòi hỏi GV phải có năng lực lập kế hoạch và tổ chức, còn HS phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và thông thạo cách học này. Khi lập kế hoạch, công việc nhóm phải được phản ánh trong toàn bộ quá trình dạy học. Ví dụ cần phải suy nghĩ xem cần sự hướng dẫn của GV như thế nào để các nhóm có thể làm việc một cách hiệu quả. Điều kiện để HS đạt được thành công trong học tập cũng là phải nắm vững các kỹ thuật làm việc cơ bản. Thành công của công việc nhóm còn phụ thuộc vào việc đề ra các yêu cầu công việc một cách rõ ràng và phù hợp.

Sau đây là các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?

Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau? HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa? Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm nhóm như thế nào? Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?

Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào? Một số chú ý trong khi thực hiện dạy học nhóm:

Cần luyện tập cho HS quy tắc làm việc nhóm Trao đổi về tiến trình làm việc nhóm

Luyện tập về kỹ thuật làm việc nhóm

Duy trì trật tự cần thiết trong làm việc nhóm GV quan sát các nhóm HS

Giúp ổn định các nhóm làm việc khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học nhóm chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)