Năng suất sinh sản của lợn nái cụ kỵ dòng L11 qua các lứa ựẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá khả năng sinh sản của các dòng lợn cụ kỵ l01, l11, y21, y22 nuôi tại trại lợn an phú mỹ đức hà nội (Trang 62 - 65)

5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.2.Năng suất sinh sản của lợn nái cụ kỵ dòng L11 qua các lứa ựẻ.

Kết quả năng suất sinh sản của lợn nái cụ kỵ dòng L11 ựược thể hiện qua bảng 4.4

- Số con sơ sinh/ổ

Qua bảng 4.4 và biểu ựồ 4.5 cho thấy số con sơ sinh/ổ của nái cụ kỵ dòng L11 có sự thay ựổi từ lứa thứ hai trở ựi. Ở lứa 1 số con sơ sinh/ổ trung bình là 10,30 con từ lứa thứ hai tăng lên là 11,62 con (P<0,05). Từ lứa 2 trở ựi thì số con sơ sinh/ổ không có sự sai khác nhiều về mặt thống kê (P>0,05).

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả. Cụ thể là theo đặng Vũ Bình (1999) [1] cho rằng số con sơ sinh/ổ có xu hướng tăng dần từ lứa thứ nhất ựến lứa thứ 5 và giảm dần từ lứa thứ 7. Nhìn chung số con sơ sinh/ổ tăng từ lứa thứ nhất ựến lứa 4 và 5 và sau ựó giảm dần ựến lứa 10 (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2001) [27]. Theo Tạ Thị Bắch Duyên (2003) [10], số con số con sơ sinh/ổ tăng lên qua các lứa ựẻ (từ lứa 1 ựến lứa 4 tương ứng là 8,74 Ờ 10,10 con) và ựạt cao nhất ở lứa 5 (10,31 con) sau ựó giảm dần từ lứa 6 trở ựi (10,20 con).

Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006)[13] cho biết ở chỉ tiêu này của lợn Landrace ở lứa ựẻ 1 là 9,77 con; lứa 2 là 10,12 con; lứa 3 là 10,52 con; lứa 4 là 10,52 con; lứa 5 10,50 con. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả thì kế quả này cao hơn.

Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự (2005) [18], khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của dòng lợn cụ kỵ L11, L95 và L06 ựã cho thấy L95 có ưu thế hơn dòng L06 và L11 về số con sơ sinh sống nhưng kém về mặt khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa.

Nguyễn Thị Xuân Dung (1998)[8], Tạ Thị Bắch Duyên (2003) [10] thông báo về năng suất sinh sản của giống Landrace ở lứa 1 có số con sơ sinh là 8,89 Ờ 10,05 con/ổ. So sánh với kế quả số con sơ sinh ở lứa 1 (9,84 con) của nghiên cứu này thấy cao hơn.

- Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ thể hiện qua bảng 4.4 và biểu ựồ 4.5. Từ lứa ựẻ 1 ựến lứa ựẻ 5 thấy có sự sai khác (P<0,05). Cụ thể là ở lứa 1 số con cai sữa/ổ ựạt 9,44 con và tăng từ lứa 2 (10,48 con/ổ), các lứa còn lại không có sự sai khác nhiều so với lứa 2.

Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của đinh Văn Chỉnh và cộng sự (2001)[] thông báo số con cai sữa ở lợn thuần Landrace là 8,82 con/ổ.

Biểu ựồ 4.5. Tổng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh còn sống, số con cai sữa/ổ qua các lứa của dòng L11

- Thời gian nuôi con

Thời gian nuôi con qua các lứa của lợn nái cụ kỵ dòng L11 giảm ở lứa 5 (20,73 ngày) so với các lứa 1 (22,54 ngày), lứa 2 (21,92 ngày), lứa 3 (21,84 ngày), lứa 4 (22,10 ngày), sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05. Từ lứa 1 ựến lứa 4 không thấy có sự sai khác nhiều về mặt thống kê (P>0,05).

- Tỷ lệ nuôi sống ựến cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống ựến cai sữa của lợn nái cụ kỵ dòng L11 không thấy có sự sai khác qua các lứa về mặt thống kê (P>0,05).

- Khối lượng sơ sinh/con

Qua bảng số liệu 4.4 và biểu ựồ 4.6 cho thấy chỉ tiêu về khối lượng sơ sinh/con của dòng L11 qua các lứa có sự sai khác, ở lứa 1 là 1,51kg nhưng ở lứa 2 và lứa 4 lần lượt là 1,38kg và 1,37kg, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê P<0,0. Ở hai lứa 3 và lứa 5 không có sự sai khác lớn.

Biều ựồ 4.6. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con của lợn nái cụ kỵ dòng L11

Phạm Hữu Doanh và cộng sự (1995)[7] cho biết khối lượng sơ sinh/ổ của Landrace, Yorkshire và Duroc lần lượt là 11,3 kg; 11,98 kg và 12,10 kg. Khối lượng sơ sinh/ ổ của Landrace và Yorkshire là 14,42 kg và 14,32 kg (Phan Xuân Hảo, 2006)[13]. Như vậy, kết quả trong theo dõi là cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên.

- Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ ựược thể hiện rõ qua biểu ựồ 4.6. Qua bảng 4.4 cho thấy khối lượng cai sữa ở lứa ựẻ 1 ựạt 6,28 kg có sự sai khác so với lứa 3 (5,70 kg) và lứa 4 (5,46 kg) với P<0,05.

Theo nghiên cứu của Tạ Thị Bắch Duyên (2003)[10] và Nguyễn Thị Xuân Dung (1998)[8] trên hai giống thuần Landrace và Yorkshire là 5,10 kg/con và 4,99 kg/con ở 21 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu này là cao hơn so với của các tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá khả năng sinh sản của các dòng lợn cụ kỵ l01, l11, y21, y22 nuôi tại trại lợn an phú mỹ đức hà nội (Trang 62 - 65)