Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 153 - 161)

- Hexaconazole Validamycin

5. Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

5.1 Kết luận

Với điều kiện tự nhiên đất đai màu mỡ hiện có, thời tiết, khí hậu thuận lợi; Gần thị tr−ờng thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp lớn. Thị tr−ờng trong n−ớc, rộng hơn là khu vực và thế giới ngày một mở rộng hơn; Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày một nhanh, việc áp dụng vào sản xuất sẽ tiếp tục đ−ợc thực hiện với nhiều nội dung phong phú và đa dạng; cơ sở hạ tầng sẵn có và sẽ đ−ợc nâng cấp và xây dựng mới đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Những khó khăn tạm thời về vốn, môi tr−ờng, đất đai manh mún sẽ đ−ợc từng b−ớc khắc phục. Mọi hộ nông dân Văn Lâm đều có truyền thống yêu lao động, gắn bó với nông nghiệp, sáng tạo trong sản xuất, năng động với thị tr−ờng. Bên cạnh đó, các chính sách của Đảng và Nhà n−ớc với nội dung khuyến khích tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển sẽ tiếp tục đ−ợc bổ sung, tổ chức thực hiện theo tinh thần nghị quyết TW 7 khoá 10 của Đảng. Huyện Văn Lâm sẽ từng b−ớc khắc phục đ−ợc những hạn chế của nông nghiệp 2006- 2008, v−ợt qua đ−ợc những khó khăn thách thức mới, để từng b−ớc thực hiện nền sản xuất nông nghiệp bền vững, phù hợp với tiến trình chung của nông nghiệp H−ng Yên và cả n−ớc!

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với nhà n−ớc

Tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu cho nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, tr−ớc mắt là áp dụng chế độ cho vay với lIi suất thấp theo quyết định số 131 ngày 23/1/2009 và số 497 ngày 17/4/2009 của Thủ t−ớng Chính phủ. Số tiền cho vay theo nhu cầu đầu t− khôi phục mở rộng sản xuất của các dự án, có thể lên tới 30- 50% tổng vốn đầu t− mới. Tuỳ theo tính chất đầu t−, song h−ớng −u tiên chính cho vay với những chủ hộ sản xuất nông nghiệp hàng hoá (trang v−ờn trại chăn nuôi) trồng trọt, rau an toàn, hoa chất l−ợng

cao. mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ mới, phòng chống dịch bệnh…

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, tr−ớc hết tập trung vào những mặt hàng nông sản có ảnh h−ởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nh−: Tăng hợp đồng, thực hiện xuất khẩu hết l−ợng gạo sau khi đI tính toán đủ l−ợng nhu cầu ăn trong n−ớc và dự trữ cần thiết. L−ợng xuất có thể lên đến 6- 8 tấn/năm. Xuất khẩu thịt lợn, thuỷ sản đông lạnh và đồ hộp, một số loại nông sản khác: Cà phê, Kacao, cao su, điều, thanh long, rau cải, cải bắp, súp lơ, khoai tây… Xây dựng và thực hiện chính sách bảo trợ giá, mua trữ nông sản cho nông dân khi cần thiết, nhằm bình ổn giá, sản xuất có lIi.

Tổ chức các hội chợ nông nghiệp theo vùng, nên 4 kỳ trong một năm, nhằm đẩy mạnh xúc tiến th−ơng mại, tạo điều kiện cho ng−ời sản xuất chào hàng, quảng bá sản phẩm, hội nhập mở rộng thị tr−ờng.

Sớm bổ sung, sửa đổi chính sách đất đai theo h−ớng tăng thời hạn sử dụng ruộng đất cho nông dân đến 50 năm ở đồng bằng, và dài hơn ở vùng núi, trung du. Xác định đất đai là hàng hoá, công bố quy hoạch vùng sản xuất, đảm bảo an ninh l−ơng thực đến từng tỉnh, huyện. Quy hoạch đất trung du, đồi núi cho các doanh nghiệp công nghiệp nặng phát triển. Những vùng đất đồng bằng có độ phì thấp, vùng trũng, úng, chua mặn có thể giải quyết cho các doanh nghiệp sản xuất vật t− phân bón, và chế biến nông sản… vào đầu t−. Song khi thu hồi đất, việc đền bù phải ngang giá thị tr−ờng và dành lại cho nông dân một tỷ lệ đất cần thiết làm dịch vụ đảm bảo cuộc sống. Ngừng hẳn cấp đất nông nghiệp màu mỡ (hai lúa, một màu, hoặc màu chuyên) cho các doanh nghiệp.

Đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững, tr−ớc hết là cơ chế hỗ trợ kinh phí cho đào tạo những ng−ời lao động trực tiếp theo kiểu vừa học vừa làm, cấp chứng chỉ, hoặc bằng sơ cấp cho họ.

Riêng đối với đội ngũ cán bộ huyện và xI (kể cả cán bộ lInh đạo và nhân viên) thì tổ chức các buổi tập huấn: Pháp luật, chính sách liên quan đến

đất đai, nông nghiệp, nông dân theo hình thức là bắt buộc có kiểm tra vấn đáp ngay trên lớp, nhằm nâng cao hiểu biết và sự vận dụng chính sách của đội ngũ cán bộ này, khắc phục 2 tình trạng phổ biến hiện nay là: Hiểu biết chính sách pháp luật không đầy đủ, dẫn đến chỉ đạo theo cảm tính, hai là ý thức trách nhiệm yếu kém trì trệ trong công việc gây phiền hà cho nông dân…

5.2.2 Với tỉnh H−ng Yên

Tăng kinh phí đầu t− gấp 1,5- 2 lần so với hiện nay để hỗ trợ huyện tiếp tục thực hiện với quy mô rộng hơn các ch−ơng trình khoa học về sản xuất và trình diễn giống lúa mới, rau an toàn, hoa chất l−ợng cao, các công cụ, máy móc nông nghiệp và các ch−ơng trình khoa học kỹ thuật thuộc ngành chăn nuôi.

Tăng thêm biên chế cho các trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông, để mỗi trạm có từ 4- 5 cán bộ (hiện nay có 2 cán bộ h−ởng l−ơng/trạm, còn lại là tự trang trải), đồng thời hoàn thiện hệ thống này đến xI, thị trấn và cán bộ chuyên trách xI h−ởng 50% l−ơng theo bằng cấp, nhằm tạo lên một hệ thống

chuyên môn từ trung −ơng đến địa ph−ơng. Có chế độ hỗ trợ lao động, cán bộ chuyên môn kiêm nhiệm đến thôn, khoảng 30% l−ơng cơ bản. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông cho cán bộ từ huyện đến thôn nh− phần mục tiêu đI đề cập. Hỗ trợ 50% kinh phí phòng bệnh, 70% kinh phí chữa, trừ khoanh vùng dập dịch. Tổ chức chỉ đạo làm từng b−ớc trong 3 đến 5 năm, đ−a toàn bộ cơ sở chăn nuôi tập trung ra ngoài khu dân c−, cần phải có đề án riêng cho ch−ơng trình này.

Hoàn thiện trạm bơm t−ới tiêu kết hợp ở xI L−ơng Tài, công suất 12.800m3/h trong năm 2009. Trong 3 năm tiếp theo xây dựng trạm bơm tiêu Trai Túc (Tr−ng Trắc) công suất 1.000m3/h. Nâng cấp trạm bơm t−ới tiêu Văn ổ (Đại Đồng) công suất từ 500m3/h lên 1.000m3/h. Nạo vét xong sông Bần Vũ Xá, sông L−ơng Tài, sông Đình Dù (năm 2009 bắt đầu làm). Năm 2014 phối hợp với Bắc Ninh nạo vét xong toàn tuyến 4,6km sông Nguyệt Đức (giáp danh Văn Lâm và Thuận Thành- Bắc Ninh). Đồng thời chỉ đạo điện lực H−ng Yên đảm bảo phục vụ sản xuất th−ờng xuyên 24/24, nhất là những thời kỳ mùa vụ, bơm tiêu úng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Chỉ đạo bằng văn bản, quy chế đối với tất cả các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn, có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ phòng chống LBU tại địa ph−ơng.

Điều chỉnh bổ sung quyết định số 46 ngày 15/6/2006 của UBND tỉnh H−ng Yên, khuyến khích các trang trại tiếp tục đ−ợc phát triển theo quy hoạch, trong đó cho phép xây dựng nhà cấp 4 (36m2) gắn với công trình n−ớc sạch, vệ sinh tự hoại và nhà bảo quản, sơ chế sản phẩm không hạn chế, hỗ trợ đầu t− làm đ−ờng giao thông và hệ thống điện cho các khu này. Có cơ chế chính sách cho thuê đất làm dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp phục vụ công nghiệp trên địa bàn nh−: bán l−ơng thực, rau quả, thực phẩm thịt cá… dịch vụ ăn uống nhằm kích thích tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản.

5.2.3 Với huyện Văn Lâm

tỉnh đầu t− vào địa bàn, đồng thời dành nguồn kinh phí của huyện đầu t−, trợ lực với mức 659 triệu ở năm 2010 và 1.347,5 triệu đồng vào năm 2015 để các ch−ơng trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở cả 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi đ−ợc nhân ra diện rộng hơn.

Th−ờng xuyên chỉ đạo các phòng, trạm chuyên môn, các xI, thị trấn, thực hiện tốt ch−ơng trình trọng tâm, ch−ơng trình phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Đồng thời chi hỗ trợ cho các nội dung họat động của nhiệm vụ này nh− phần mục tiêu đI xác định cụ thể với số kinh phí 218,6 triệu đồng ở năm 2010 và 328,6 triệu đồng vào năm 2015, tạo tiền đề vật chất cho hệ thống cán bộ thú y, bảo vệ thực vật từ huyện đến thôn, kể cả công tác tuyên truyền luôn họat động với tinh thần trách nhiệm cao, nhằm thực hiện cho đ−ợc mục tiêu sản xuất nông nghiệp của huyện hàng năm đ−ợc tiến bộ về khoa học kỹ thuật, an toàn dịch bệnh. Năng suất hiệu quả đ−ợc đảm bảo và nâng cao.

Tại sao lại có kiến nghị này? Vì số chi cho các nội dung: Đầu t− khoa học kỹ thuật kể cả đào tạo nguồn nhân lực sẽ là tiền đề nâng cao năng suất và chất l−ợng nông sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý và hiệu quả sản xuất.

Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh. Bình quân mỗi năm phần của huyện chi trơ lực chỉ hết 273,6 triệu đồng (218,6 triệu đồng + 328,6 triệu đồng)/2, nh−ng tạo cơ sở vững chắc cho số đ−ợc là lớn hơn nhiều lần. Chỉ tính riêng đ−ợc của an toàn dịch bệnh trên cây trồng (lúa) và vật nuôi đI là 14.064,86 triệu đồng/năm.

Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bIo úng tại địa ph−ơng; cấp kịp thời tiền hỗ trợ thuỷ lợi phí cho cơ sở theo đúng quy định của Nhà n−ớc qua mỗi vụ sản xuất. Hàng năm giao kế hoạch và đôn đốc các xI, thị trấn hoàn thành kế hoạch nạo vét thuỷ lợi đông xuân đúng tiến độ. Chỉ đạo cơ sở thu tiền điện theo giá bậc thang hiện hành của Nhà n−ớc, đồng thời thanh toán theo hợp đồng với ngành điện đúng hạn định.

xây mới các cống t−ới tiêu nội đồng. Tiếp tục triển khai thực hiện ch−ơng trình kiên cố hoá kênh m−ơng theo ph−ơng châm Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm. Trong đó, tập trung vào 6 xI trọng điểm nông nghiệp dọc đ−ờng sắt. Hỗ trợ đầu t− giao thông đồng ruộng, tr−ớc hết là các trục chính.

Tại sao lại có kiến nghị này? Vì tình hình thiên tai, m−a úng th−ờng xảy ra, công nghiệp vào đầu t− với đô thị hóa nhanh, thì khi có m−a, n−ớc dồn nhanh, mức độ ngập úng sẽ nặng hơn. Đầu t− cho nạo vét thủy lợi khoảng 1,25 tỷ đồng/năm, 250- 300 triệu đồng/năm sửa chữa nâng cấp các cống, cộng cả 2 số đầu t− trên khoảng 1,5- 1,8 tỷ đồng, nh−ng ngoài phần t−ới thuận lợi, còn tiêu úng nhanh, giảm đ−ợc thiệt hại hàng chục tỷ đồng (nh− thiệt hại 2008 110 tỷ đồng là một thí dụ).

Xây dựng và thực hiện đề án tạo thuận lợi tiêu thụ nông sản phẩm, tr−ớc hết là các chợ phiên lớn, nh−: Chợ Đậu, chợ Nôm, chợ Tài, chợ đầu mối Nh− Quỳnh, chợ Đ−ờng Cái để xI mở rộng diện tích, cải tạo, nâng cấp các kiốt bán hàng, lối vào ra, khu vệ sinh công cộng, thu gom rác thải… Ph−ơng thức đầu t− huyện 50%, xI 30%. Chủ đăng ký các ky ốt ứng tr−ớc giá trị thầu 20%. Thực hiện đầu t− tuỳ theo năng lực tài chính, có thể đầu t− từng phần hạng mục hoặc toàn bộ hạng mục. Thời gian đầu t− trong 3 năm, bắt đầu từ 2010. Các chợ thôn tr−ớc hết là có quy hoạch diện tích, địa điểm và đầu t− vào giai đoạn hai: 2014- 2015. Nguồn tài chính đầu t− cho đề án này khá lớn, khoảng 10 tỷ đồng. Vì vậy, huyện cần mạnh dạn lập ph−ơng án đổi đất lấy công trình.

Chỉ đạo giải quyết các tồn tại hiện có về môi tr−ờng, bằng cách tuyên truyền th−ờng xuyên cho mọi ng−ời dân hiểu đ−ợc ý nghĩa quan trọng của môi tr−ờng với đời sống con ng−ời, ý thức đ−ợc nghĩa vụ bắt buộc của ng−ời chủ thải ra chất thải phải có nghĩa vụ đ−a về nơi quy định. Các doanh nghiệp trên địa bàn phải chấp hành nghiêm luật môi tr−ờng, huyện có quyền kiểm tra th−ờng kỳ và bất th−ờng việc thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp, phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh, TW, khi cần xử lý nghiêm các tr−ờng hợp vi phạm theo quy định hiện hành của Nhà n−ớc.

5.2.4 Với hộ nông dân

Thực hiện sản xuất có kỹ thuật, kết hợp với đúc rút kinh nghiệm qua thực tế để đạt năng suất, hiệu quả cao. Để đạt đ−ợc mục tiêu này, các hộ nông dân phải nâng tầm kỹ thuật đi học các lớp đào tạo ngắn ngày, các lớp tập huấn với tinh thần tự giác, học cho chính mình, học kỹ thuật công nghệ mới, kết hợp với học tập lẫn nhau giữa những ng−ời cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh, học qua các mô hình tiên tiến trong và ngoài địa bàn…

Th−ờng xuyên thực hiện các công việc phòng chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn với mức cao nhất, các loại cây, con mà mình sản xuất, phòng tổng hợp là chính, từ khâu chọn giống, đến vệ sinh tiêu độc chuồng trại, đồng ruộng… đảm bảo vệ sinh môi tr−ờng tuyệt đối trong khu, vùng sản xuất. Tr−ờng hợp có phát sinh dịch bệnh thì phải bình tĩnh thực hiện các biện pháp h−ớng dẫn chữa trị, phun thuốc tiêu độc, khoanh vùng dập dịch của cơ quan chức năng, nhằm hạn chế dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng.

Nắm chắc thông tin kinh tế qua các kênh và chính sách của Nhà n−ớc có liên quan, để từ đó mạnh dạn đầu t− tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng đúng h−ớng, nhất là đầu t− giống chất l−ợng cao, các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Giữ uy tín th−ờng xuyên với khách hàng, thông qua chất l−ợng sản phẩm và thực hiện đúng hợp đồng mua bán, mạnh dạn mở rộng thị tr−ờng, tiếp cận với khách hàng mới, kể cả khách hàng lớn, khách hàng n−ớc ngoài.

Kết hợp thực hiện lòng kiên nhẫn với chí sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Kiên nhẫn để v−ợt qua những khó khăn thách thức nẩy sinh, kể cả rủi ro (nếu có) trong quá trình phát triển kinh doanh nông nghiệp. Kiên nhẫn vừa làm vừa đề nghị với cơ quan chức năng giải quyết cho mình nguyện vọng mở rộng sản xuất kinh doanh nh−: Đất đai, vốn vay… kể cả những vấn đề có lợi khác, hợp với đ−ờng lối kinh tế chung của Đảng và Nhà n−ớc, nh−ng quy định cụ thể thì tiền lệ ch−a có. Chí sáng tạo để vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kể cả mô hình đI làm, vận dụng chính sách

với hoàn cảnh cụ thể của mình, sáng tạo cũng là năng động với thị tr−ờng. Mọi ng−ời sản xuất kinh doanh thuộc ngành nông nghiệp, luôn kết hợp đ−ợc 2 mặt: Kiên nhẫn và sáng tạo sẽ là yếu tố hàng đầu để trụ vững và phát triển cho hộ, trang trại của mình, đồng thời cũng là góp phần trực tiếp cho nông nghiệp của huyện phát triển theo h−ớng sản xuất hàng hóa bền vững./.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 153 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)