Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tƣ và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây NAM QUẢNG NINH (Trang 78 - 80)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.2.4.1. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền, chi khuyến mại, tuyên truyền, tiếp thị... trong đó chi phí trả lãi luôn chiếm phần lớn trong chi phí huy động vốn. Khi phân tích chi phí huy động vốn không thể không nói đến lãi suất huy động vốn. Lãi suất huy động vốn càng cao thì ngân hàng sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn trong xã hội. Việc xác định chi phí huy động vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất cho vay của ngân hàng, kết quả tài chính của ngân hàng, quy định của ngân hàng cấp trên và NHNN.

Những năm gần đây, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng lớn đã làm cho lãi suất liên tục biến động. Do đó NHNN đã phải đưa ra mức lãi suất trần huy động nhằm kiểm soát việc tăng lãi suất huy động của các NHTM. Chi nhánh đã luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng điều chỉnh lãi suất linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng và trên địa bàn.

Bảng 2.10: Chi phí trả lãi bình quân

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng vốn tiền gửi (1) 1.510 1.638 1.860

Chi phí trả lãi (2) 181,2 191,9 215,6

Chi phí trả lãi bình quân

(3) = (2)/(1) 12% 11,72% 11,59%

(Nguồn: Báo kết tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)

Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy chi phí trả lãi bình quân trên mỗi đồng vốn huy động của ngân hàng giảm dần qua từng năm. Cụ thể năm 2009 chi phí trả lãi cho 1 đồng vốn huy động của ngân hàng là 12% ở mức cao, nguyên nhân là do nền kinh tế trong nước còn nhiều biến động sau cuộc khủng hoảng tài chính lớn vào năm 2008, NHNN đã phải thực hiện một loạt các biện pháp nhằm thắt chặt tiền tệ rút bớt lượng tiền trong lưu thông, các NHTM tăng lãi suất tiền gửi và siết chặt cho vay nhằm ổn định nền kinh tế từ đó làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng. Điều này đã tác động không nhỏ vào kết quả kinh doanh của ngân hàng năm 2009 khiến lợi nhuận của ngân hàng đạt được là thấp (15,6 tỷ đồng). Đến năm 2010, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn do lạm phát cao, giá vàng và tỷ giá ngoại tệ, thị trường bất động sản biến động mạnh nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu với nhiều hình thức huy động vốn của ngân hàng cũng tăng được quy mô nguồn vốn huy động kéo theo chi phí trả lãi cũng tăng. Tốc độ tăng quy mô vốn huy động tiền gửi là 8,48% thì tốc độ tăng của chi phí trả lãi là 5,91% làm cho lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng. Bước sang năm 2010, bằng những biện pháp tích cực đổi mới trong công tác huy động của mình ngân hàng đã đạt được những thành tích lớn trong công tác huy động vốn. Tốc độ tăng quy mô vốn huy động tiền gửi là 13,55% trong khi tốc độ tăng chi phí trả lãi là 12,35%, lãi suất trả bình quân là 11,59% trên một đồng vốn huy động.

Như vậy chi phí trả lãi bình quân có xu hướng giảm theo từng năm kèm theo sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn tiền gửi chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Bảng 2.11: Chi phí huy động vốn trên tổng chi phí

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng chi phí hoạt động (1) 201,3 216,4 223,8

Chi phí huy động vốn (2) 183,9 196,4 219,8

Chi phí huy động vốn/Tổng chi phí hoạt động (3) = (2)/(1)

91,36% 90,76% 98,21%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)

Qua bảng 2.11 ta thấy: Năm 2009 chi phí huy động vốn chiếm 91,36% trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng, năm 2010 chi phí huy động vốn chiếm 90,76%, đến năm 2011 chi phí huy động vốn chiếm 98,21% trong tổng chi phí hoạt động tăng 7,45% so với năm 2010. Điều này cho thấy trong năm 2011 chi nhánh phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho hoạt động huy động vốn trong đó có chi phí trả lãi cho tiền gửi của khách hàng đặc biệt là chi phí trả lãi cho tiền gửi trung và dài hạn của chi nhánh, ngoài ra còn bao gồm các chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, khuyến mại… và cũng không thể phủ nhận công tác quản lý chi phí huy động vốn của chi nhánh chưa thực sự tốt.

Nhưng có thể nói công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả hay không ta phải so sánh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động với mức tăng của chi phí huy động vốn mà đặc biệt là vốn huy động tiền gửi của ngân hàng. Năm 2010 tốc độ tăng chi phí huy động vốn (6,8%) thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của vốn tiền gửi (8,48%), hiệu quả huy động vốn của ngân hàng trong năm 2010 tốt. Sang năm 2011 mức tăng chi phí huy động vốn là 11,91% và mức tăng trưởng của vốn tiền gửi là 13,55%. Từ kết quả đó có thể khẳng định hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh ngày càng tăng lên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tƣ và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH tây NAM QUẢNG NINH (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)