3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
1.2.2. Đặc điểm của nguồn vốn huy động
- Bản chất của nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau bởi vì nó được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Với nguồn vốn này, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn thanh toán hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Vì vậy ngân hàng không thể sử dụng hết số vốn đó vào hoạt động kinh doanh mà phải luôn duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN để đảm bảo khả năng thanh khoản.
- Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá lớn là 70 – 80% trong tổng nguồn của ngân hàng.
- Chi phí cho nguồn vốn này là chi phí chủ yếu của NHTM và cao hơn so với các nguồn vốn khác, vì ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và phải mua bảo hiểm tiền gửi cho nguồn vốn này.
- Nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế như lãi suất, tỷ giá, lạm phát… Khi lãi suất tăng, khách hàng có nhu cầu rút tiền để gửi với kỳ hạn mới để hưởng mức lãi suất cao hơn. Hoặc khi tỉ giá giảm, khách hàng có nhu cầu nắm giữ ngoại tệ nhiều hơn với kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng, do đó họ sẽ bán nội tệ để mua ngoại tệ.
Việc nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn huy động sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra được các biện pháp, chiến lược thu hẹp hay mở rộng quy mô huy động vốn để phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh hoạt động huy động vốn, các nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất tránh tình trạng ứ đọng vốn, tốn kém chi phí.
1.2.3. Vai trò của nguồn vốn huy động