II. Bài tập Bài 1.
QUY TẮC BÀN TAY TRÁI, QUY TẮC NẮM TAY PHẢI I Một số kiến thức cơ bản
I. Một số kiến thức cơ bản
* Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, chiều dòng điện từ cổ tay đến ngón tay, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
* Quy tắc nắm bàn tay phải: Nắm bài tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
* Lưu ý:
+ Nhìn vào một đầu ống dây,nếu thấy dòng điện đi ngược chiều kim đồng hồ thì đó là cực bắc của ống dây(nơi các đường sức đi ra),nếu thấy dòng điện đi theo chiều kim đồng hồ thì đó là cực nam của ống dây (nơi các đường sức từ đi vào) + Sự khác biệt sau đây giữa điện trường và từ trường.Một vật nhiễm điện đặt trong điện trường bao giờ cũng chịu một lực điện tác dụng.Trái lại,một dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường có thể không chịu một lực từ nào tác dụng(khi dây dẫn song song với các đường sức từ).
+ Phương của đường sức từ và của dòng điện có thể tạo thành một góc bất kì.Phương của lực từ bao giờ cũng vuông góc với phương của dòng điện và phương của đường sức từ,nghĩa là nó vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây dẫn và đường sức từ như hình 12.1.
+ Chú ý các kí hiệu có sử dụng để làm bài tập vận dụng qui tắc bàn tay trái: - Dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy đi từ sau ra trước: I - Dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy đi từ trước ra sau:I - Lực từ có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy hướng từ sau ra trước: F
- Lực từ có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy hướng từ trước ra sau: F
F
Hình12.1
S I
- Đường sức từ có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy hướng từ sau ra trước:
. . . . . . . . . . . . . . . .
- Đường sức từ có phương vuông góc với mặt phẳng tờ giấy hướng từ trước ra sau: + + + + + + + + + + + + II. Bài tập. Bài 1.
Xác định chiều lực từ tác dụng lên các dây dẫn có dòng điện hoặc chiều dòng điện trong hình Hình 12.3 sau:
a) b) c) d) e) f) Bài 2. Xác định tên các cực từ của nam châm ở các hình sau.(hình 12.4)