0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I Một số kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN BỒI DƯỠNG HSG VẬT LÍ 9 (Trang 49 -51 )

I. Một số kiến thức cơ bản

HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I Một số kiến thức cơ bản

I. Một số kiến thức cơ bản

- Khi ánh sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Khi góc tới bằng 00 góc khúc xạ bằng 00 tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường

- Trong một số trường hợp tia sáng không khúc xạ mà bị phản xạ toàn bộ ở mặt phân cách giữa hai môi trường. (Hiện tượng phản xạ toàn phần)

Lưu ý:

+ Tại sao ban đêm, ta thấy ánh sao lung linh? Đó là vì ánh sáng đi qua bầu khí quyển đã bị khúc xạ. Mặt khác do lớp không khí không đồng tính (gió mạnh áp suuất không đều. . .) nên các tia sáng bị khúc xạ nhiều hơn, đường đi của các tia sáng thay đổi liên tục khiến ta thấy ánh sáng của ngôi sao thay đổi liên tục.

+ Hiện tượng phản xạ toàn phần: Một trong những ứng dụng của nó là chế tạo cáp quang (sợi quang), dùng để truyền tín hiệu trong thông tin liên lạc. Bên trong lớp vỏ của cáp quang là sợi thủy tinh. Ánh sáng đi vào sợi thủy tinh sẽ phản xạ toàn phần và truyền đi bên trong sợi mà không đi ra ngoài. Sợi thủy tinh phải rất tinh khiết để sao cho năng

lượng ánh sáng chỉ giảm tối đa 1% sau khi đi được 100km.

II. Bài tập

Đường đi của ánh sáng trong sợi

Bài 1.

Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì góc tới và góc khúc xạ có độ lớn khác nhau. Có ý kiến cho rằng nếu góc tới tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì góc khúc xạ cũng tăng( hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Theo em ý kiến như vậy có chính xác không? Tại sao?

GỢI Ý:

+ Muốn biết ý kiến như vậy có chính xác không? Cần căn cứ vào thí nghiệm sự tăng (hay giảm) của góc khúc xạ có tỉ lệ thuận với sự tăng ( hay giảm) của góc tới không? Hay tuân theo một định luật nào?

Bài 2.

Một ngọn đèn S nằm ở đáy chậu bằng sứ chứa đầy nước như

hình 15.1. Hãy vẽ tiếp đường đi của các tia sáng SA, SB, SC. GỢI Ý: Học sinh tự vẽ hình theo gợi ý sau.

+ Có tia tới SA đến thành chậu “Sứ” sẽ tiếp tục đi như thế nào đến mặt nước? rồi mới khúc xạ ra không khí.

+ Tia SB vuông góc với mặt nước cho tia khúc xạ đi như thế nào?

+ Tia SC truyền từ nước ra không khí, căn cứ vào độ lớn của góc khúc xạ so với góc tới để vẽ được tia khúc xạ.

Bài 3.

a) Ánh sáng xuất phát từ nguồn sáng S đến khúc xạ vào nước đến đáy chậu thủy tinh vào điểm J rồi phản xạ đi lên ( hình 15.2). hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng.

b) Ánh sáng đi từ không khí vào lớp thủy tinh, bị khúc xạ, sau đó đi vào môi trường 3 như (hình 15.3). Có thể kết luận môi trường 3 là môi trường gì?

A C C S Hình 15.1 B Hình 15.2 S S I Hình 15.3 Môi trường 3 Thủy tinh Không khí a b

a) Hs tự vẽ hình.

b) Căn cứ vào độ lớn của hai góc “ a, b” để xác định môi trường 3 là gì?

Đs: Không khí.

Chủ đề 9:

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN BỒI DƯỠNG HSG VẬT LÍ 9 (Trang 49 -51 )

×