Lựa chọn phương pháp KTĐG phù hợp với với đối tượng học sinh, với nhà trường, với xu thế chung của tình hình KTĐG của thế giới hiện nay là yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Việc xác định đúng mục tiêu, nội dung KTĐG chỉ đạt được kết quả mong muốn khi xác định đúng phương pháp KTĐG. Tuy nhiên, khi lựa chọn các phương pháp KTĐG cần phải xác định rõ những ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của những phương pháp này. Ví dụ:
*Đối với câu hỏi tự luận: Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
-Ưu điểm:
+ Việc ra đề Tự luận, thường không khó, dễ thực hiện, tốn ít thời gian, dựa vào kinh nghiệm chủ yếu của giáo viên.
+ Các câu hỏi tự luận cho phép đánh giá được tối đa kỹ năng diễn đạt, khả năng suy luận lôgíc của học sinh để trả lời đầy đủ các dạng câu hỏi “Tại sao?” và “như thế nào?”. Hay nói cách khác, câu hỏi tự luận cho phép đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh ở mức độ cao.
-Hạn chế:
+Câu hỏi kiểm tra tự luận thường kích thích thói quen học tủ của học sinh.
+Chấm bài tốn nhiều thời gian và công sức đồng thời kết quả đánh giá thường mang nhiều yếu tố chủ quan của người chấm.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp kiểm tra kết hợp trắc nghiệm với tự luận thì câu hỏi dạng tự luận nên chọn câu tự luận ngắn, vì với loại câu này mỗi bài kiểm tra có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra có câu hỏi tự luận truyền thống. Câu tự luận ngắn đề cập tới một nội dung hạn chế, câu trả lời là một đoạn ngắn, tạo điều kiện cho việc chấm điểm nhanh chóng, chính xác, có độ tin cậy cao hơn loại câu hỏi tự luận truyền thống.
*Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: Trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi, thực hành (vẽ bản đồ, biểu đồ). Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho phép bao kín kiến thức của chương trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề cùng những thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy cao đòi hỏi học sinh phải tích luỹ được nhiều kiến thức.
-Ưu điểm:
+Độ phổ kiến thức cần kiểm tra rộng.
+Ít tốn công chấm bài (có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng như QUEST, TEST, SPS) để chấm. +Tính khách quan của kết quả chấm bài được đảm bảo, ít bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm.
+Tốn thời gian và công sức ra đề.
+Không đánh giá được một số kỹ năng của học sinh, đặc biệt là khả năng sáng tạo trong trình bày, lập luận và phát biểu ý kiến của mình.
Khi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần thống nhất đưa về một dạng câu hỏi nhất định để tạo sự thuận lợi cho quá trình chấm bài. Thông thường câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng phổ biến là loại câu hỏi nhiều lựa chọn có 4 lựa chọn.
Như vậy, mỗi loại câu hỏi đều có những ưu điểm và hạn chế của nó, khi xây dựng đề kiểm tra không nên tuyệt đối hoá một loại câu hỏi nào mà cần kết hợp sử dụng các loại câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống câu hỏi cần chú ý:
-Xác định mục đích của câu hỏi: Nhằm KTĐG năng lực học tập, kĩ năng thực hành lịch sử của học sinh qua một tiết học hay một phần học cụ thể.
-Xác định yêu cầu mức độ các câu hỏi: Câu hỏi phải rõ ràng, phải thể hiện sự phân hoá trình độ học tập của học sinh. Mỗi câu hỏi trong một đề kiểm tra đều nhằm phân loại năng lực học tập của học sinh theo các mức giỏi - khá - trung bình- yếu kém.
+Câu hỏi dễ dành cho học sinh có năng lực học yếu.
+Câu hỏi trung bình để dành cho học sinh có năng lực học trung bình. +Câu hỏi khó dành cho học sinh có lực học khá giỏi.
Như vậy, phương pháp KTĐG đóng vai trò quan trọng đối với việc đổi mới hoạt động KTĐG, tác động trở lại đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Giúp lựa chọn đúng những hình thức và phương pháp KTĐG vừa đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong trong học tập vừa đánh giá đúng chất lượng học tập bộ môn.