0
Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA THAM KHẢO 1 LỚP

Một phần của tài liệu BÀI SOẠN QUY TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN- MÔN SỬ (Trang 143 -148 )

1. LỚP 6

BÀI 3

XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

A.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I- TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng 1. Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng

A. 2 đến 3 triệu năm. B. 3 đến 4 triệu năm. C. 4 đến 5 trệu năm. D. 5 đến 6 triệu năm.

2. Người tối cổ sống thành

A. một nhóm gia đình, có người đứng đầu. B. nhiều nhóm gia đình, có người đứng đầu.

C. từng bầy, gồm vài chục người, trong hang động, mái đá. D. từng gia đình, trong hang động, mái đá, hoặc ngoài trời.

3. Người tinh khôn sống theo

A. Bầy. B. Thị tộc. C. Bộ lạc. D. Công xã.

4. Con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ từ

A. khoảng 4000 năm TCN. B. khoảng 3000 năm TCN. C. khoảng 2000 năm TCN. D. khoảng 1000 năm TCN.

A. làm tăng năng suất lao động.

B. tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đẹp.

C. làm ra nhiều sản phẩm và làm xuất hiện của cải dư thừa.

D. làm cho lao động của con người dễ dàng hơn công cụ bằng đá.

6. Dấu tích của người tối cổ tìm thấy ở

A. châu Phi, Châu Á.

B. Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc.

C. Đông Phi, đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) và Bắc Kinh (Trung Quốc).

D. Đông Nam Âu, Đông Phi, đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) và Bắc Kinh (Trung Quốc). II- TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy cho biết sự xuất hiện con người? Địa điểm con người xuất hiện ở đâu? Cuộc sống ban đầu như thế nào? Câu 2. Em hãy cho biết nguyên nhân xã hội nguyên thuỷ tan rã?

Câu 3. Thế nào là Bầy người nguyên thủy ? Thế nào là Thị tộc ?

Bài 4

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

A.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I- TRẮC NGHIỆM

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện từ

A. cuối thiên niên kỉ V đến đầu thiên niên kỉ IV TCN. B. cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. C. cuối thiên niên kỉ III đến đầu thiên niên kỉ II TCN. D. cuối thiên niên kỉ II đến đầu thiên niên kỉ I TCN.

2. Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. thủ công nghiệp và thương nghiệp. C. nông nghiệp và buôn bán. D. nông nghiệp và thương nghiệp.

3. Bộ Luật Ha-mu-ra-bi là bộ luật của

A. Ai Cập cổ đại. B. Lưỡng Hà cổ đại. C. Trung Quốc cổ đại. D. Ấn Độ cổ đại.

4. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời trên lưu vực của

A. sông Nin . B. sông Ti-gơ-rơ và sông Ô-phơ-rát.

C. sông Ấn và sông Hằng. D. sông Hoàng Hà và sông Trường Giang

5. Những người hầu hạ, phục dịch vua và quý tộc được gọi chung là

A. nông dân. B. nông dân công xã. C. nô lệ. D. thợ thủ công. II- TỰ LUẬN

Câu 1. Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào ? Đặc điểm của mỗi tầng lớp đó ?

Câu 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở đâu ? Vì sao các quốc gia phương Đông ra đời sớm ? Câu 3. Em hiểu thế nào là Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông ?

BÀI 5

A.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I- TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng 1. Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời khoảng

A. đầu thiên niên kỉ III TCN. B. đầu thiên niên kỉ II TCN. C. giữa thiên niên kỉ II TCN. D. đầu thiên niên kỉ I TCN.

2. Kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. buôn bán với nước ngoài. B. nông nghiệp và ngư nghiệp

C. nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

3. Xã hội phương Tây cổ đại gồm hai giai cấp chính là

A. chủ nô và nô lệ. B. chủ xưởng và nô lệ. C. chủ xưởng, chủ thuyền. D. quí tộc và nông dân

4. Cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpac-ta-cut lãnh đạo nổ ra

A. năm 73-72 TCN, ở Rô-ma. B. năm 73-71 TCN, ở Rô-ma. C. năm 73-72 TCN, ở Hi Lạp. D. năm 73-71 TCN, ở Hi Lạp.

5. Trong xã hội cổ đại, “những công cụ biết nói” là tên gọi của tầng lớp

A chủ nô. B. quý tộc. C. nô lệ. D. nông dân. II- TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1. Trình bày các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây và nhận xét về địa vị của mỗi giai cấp đó ? Câu 2. Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời ở đâu ? Vì sao các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn ?

BÀI 6

VĂN HOÁ CỔ ĐẠI

A.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I- TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng 1. "Trông trời, trông đất, trông mây" là cơ sở ra đời của ngành

A. thiên văn. B. làm đồng hồ.

C. nông nghiệp. D. thương nghiệp hàng hải.

2. Chữ số 0 là phát minh của người

A. Ai Cập. B. Lưỡng Hà. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.

3. I-li-át va Ô-đi-xê là bộ sử thi nối tiếng của

A. Hô-me. B. Et-sin. C. Xô-phô-clơ. D. Xê-nô-phôn

4. Trường đấu Cô-li-dê là công trình kiến trúc nổi tiếng ở

A. Ai Cập. B. Lưỡng Hà. C. Rô-ma. D. Hi Lạp.

5. Chữ tượng hình là chữ viết đầu tiên của người

A. Lưỡng Hà cổ đại. B. Trung Quốc cổ đại. C. Ai Cập cổ đại. D. Ấn Độ cổ đại

6. Kim tự tháp ở Ai Cập là

A. những ngôi mộ bằng đá vĩ đại, chứa thi hài các Pha-ra-ông. B. nơi cất giấu của cải của các Pha-ra-ông.

D. nơi để mộ giả của các Pha-ra-ông.

7. Hệ thống chữ cái a, b, c ... là phát minh vĩ đại của người

A. Trung Quốc và Ấn Độ. B. Rô-ma và La Mã. C. Hi Lạp và Rô-ma. D. Ai Cập và Lưỡng Hà.

8. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc nổi tiếng ở

A. Rô-ma. B. Hi Lạp. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. II- TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của các dân tộc phương Đông thời cổ đại. Câu 2. Người Hi Lạp và Rôma đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa gì?

BÀI 7 ÔN TẬP ÔN TẬP

Một phần của tài liệu BÀI SOẠN QUY TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN- MÔN SỬ (Trang 143 -148 )

×